Thật vậy. Nếu so với bản Creators Update và Fall Creators Update, Microsoft tỏ ra cực kỳ kín tiếng về tên gọi của bản cập nhật mới cho tới tận phút cuối, đồng thời cũng không chia sẻ các chi tiết liên quan ngày ra mắt sớm như trước đây nữa.
Thay vào đó, bản April 2018 Update - ban đầu được cho là có tên gọi Spring Creators Update - trở thành bản Windows 10 đầu tiên bị trì hoãn ngày ra mắt sau khi Microsoft phát hiện ra một lỗi chỉ vài ngày trước ngày ra mắt dự kiến.
Dù bị trì hoãn và ra mắt muộn, bản April 2018 Update vẫn không thể là một bản cập nhật không lỗi. Ngược lại, nó gây ra khá nhiều phiền toái thay vì phấn khởi cho người dùng PC.
Được sẵn sàng để tải về thủ công từ 30/4 và tự động từ 8/5 thông qu Windows Update, Windows 10 bản 1803 là sản phẩm nhiều lỗi nhất mà Microsoft từng tung ra trong một thời gian dài vừa qua, và số vấn đề mà người dùng gặp phải có vẻ như tăng lên theo từng giờ.
Các vấn đề đó không chỉ liên quan hiệu suất hệ thống và ứng dụng, mà còn liên quan độ ổn định tổng thể của hệ điều hành này, trong đó khiến một số thiết bị hoàn toàn không hoạt động được trừ khi cài đặt lại Windows 10 theo cách xoá sạch toàn bộ. Microsoft tất nhiên biết điều này, kể cả lỗi khiến cả hệ thống bị sập và chỉ hiện ra một màn hình desktop trống rỗng, nhưng chẳng hiểu sao, họ lại cực kỳ chậm chạp trong việc tung ra các bản vá sửa lỗi.
Kể từ khi chính thức ra mắt vào đầu tháng này, Microsoft chỉ tung ra đúng 2 bản cập nhật khác nhau, và một số vấn đề lớn nhất của bản Windows mới này vẫn chưa được giải quyết. Hơn nữa, công ty này tiếp tục tỏ ra hoàn toàn kín tiếng về nhiều vấn đề phổ biến, dường như cố ý để người dùng tự tìm cách xử lý để có hiệu năng mượt mà trên Windows 10 April 2018 Update.
Cho đến lúc này, trải nghiệm với Windows 10 bản 1803 nhận được nhiều ý kiến trái chiều, và muốn mọi thứ thuận lợi, có lẽ chỉ còn cách dựa vào may mắn của bạn mà thôi. Ví dụ, người viết chưa gặp phải một lỗi nào nghiêm trọng sau khi cập nhật (chỉ một lỗi nhỏ khiến thanh taskbar trở nên hoàn toàn trong suốt, khá thú vị), trong khi nhiều người khác liên tục than phiền về mọi thứ, từ những vấn đề nhỏ phá vỡ giao diện Fluent Design trong Start Menu, đến những lỗi nghiêm trọng khiến máy bị màn hình xanh (BSOD) và buộc họ phải khởi động lại máy tính (và mất luôn những thứ đang làm nửa chừng).
Không cần phải nói, phản ứng chậm chạp của nhóm phát triển Windows, cộng với số lượng lỗi ngày càng tăng, đã khiến nhiều người nghĩa rằng Microsoft chẳng hề tiến hành bất kỳ bài test nào trước khi tung ra bản cập nhật này đến người dùng. Nghe có vẻ lạ, khi mà việc test lỗi này chính là mục đích của chương trình Windows Insider - một chương trình có rất nhiều người tham gia, nhằm giúp Microsoft không chỉ phát triển các tính năng mới cho Windows 10 mà còn tìm ra lỗi và vá chúng trước khi tung ra bản chính thức.
Trong trường hợp của bản cập nhật April 2018, Microsoft bắt tay vào phát triển nó ngay sau khi tung ra bản cập nhật Fall Creators vào mùa thu năm 2017 và đến tận vài tuần trước khi ra mắt chính thức, quá trình phát triển mới hoàn thành. Do đó, rõ ràng nhóm phát triển Windows đã có quá đủ thời gian để săn lùng mọi vấn đề tồn tại và đảm bảo người dùng có được trải nghiệm hoàn hảo.
Thế nhưng chuyện không đơn giản như vậy, và trong khi quá khó để có thể giải thích được điều gì đã diễn ra, và ai chịu trách nhiệm cho vấn đề hiệu năng đáng thất vọng này, người ta bắt đầu tự hỏi: liệu tung ra đến 2 bản cập nhật Windows 10 mỗi năm có phải là quá nhiều hay không?
Microsoft có lẽ luôn muốn đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các bản cập nhật Windows 10, và một số tình năng bị đẩy lùi chỉ vì công ty cần thêm thời gian để thực hiện. Nhưng khi mà chu kỳ ra mắt sản phẩm quá nhanh khiến hiệu năng và tính ổn định của các bản cập nhật bị ảnh hưởng, mọi thứ bắt đầu trở nên tệ hơn.
Chúng ta vẫn phải chờ xem Microsoft sẽ làm gì để giải quyết vấn đề lỗi Windows xuất hiện ngày càng nhiều. Bản vá tiếp theo sẽ xuất hiện vào ngày 12/6, và tốt hơn là hãng nên tung ra một bản cập nhật lớn hoàn chỉnh cho April 2018 Update!
Tham khảo: NeoWin
Nguồn: Genk.vn
Application Engineer (Microsoft Dynamics 365 and Power Platform)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ ERP [ERP FUNCTIONAL CONSULTANT]
Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên lập trình ứng dụng
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Địa Ốc Kim Oanh
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Sofware Engineer (Microsoft Power Apps, Dynamics AX, SQL Server)
Địa điểm: Bình Dương
Lương: Cạnh Tranh
IT Infrastructure & Architecture Administrator ( Microsoft 365 Administrator)
Công ty CP Giáo dục Quốc tế Việt Úc
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh