Khi smartphone còn mang nhiều phom dáng và màn hình cảm ứng chưa phổ biến, bàn phím cứng đặc biệt được ưa chuộng. Palm Pre, BlackBerry thống trị thị trường. Chúng ta có thể nhìn thấy bàn phím cứng khắp mọi nơi. Dù chưa bị “tuyệt chủng”, ngày nay có rất ít điện thoại trang bị tính năng này. Theo thời gian, màn hình cảm ứng trở nên nhạy hơn, trải nghiệm gõ phím cũng tốt hơn rất nhiều, góp phần khiến bàn phím cứng bị lãng quên. Ngoài ra, điện thoại cũng trở nên mỏng hơn, không có đủ không gian cho nó nữa.
*Cần tuyển dụng gấp 50+ MySQL ngay*
Màn hình cảm ứng thực sự thay đổi cách chúng ta sử dụng và tương tác với điện thoại theo nhiều cách. Trackball và trackpad trở thành nạn nhân của màn hình cảm ứng do trở nên không cần thiết. Trước đây, trackball có nhiều ý nghĩa khi smartphone không có cảm ứng, là công cụ duy nhất để điều hướng, nó nhanh, chính xác, dễ dùng. Nhiều mẫu BlackBerry như Bold và Pearl “hot” nhất vì trang bị trackball. Sau này, trackball phát triển lên thành trackpad song giờ đây, ai cũng phải công nhận rằng, sử dụng ngón tay để di chuyển và thao tác dễ hơn trackball/trackpad rất nhiều.
Khi nói đến loa trước, chúng ta thường nghĩ đến HTC vì họ thực sự đi đầu và giới thiệu tính năng này trên smartphone cho toàn thế giới với One M7 năm 2013. HTC tiếp tục đưa loa trước lên thiết bị cho đến HTC 10, khi chuyển sang hệ loa khác biệt. Họ cũng bổ sung loa trước cho dòng Desire tầm trung, đồng thời nhiều nhà sản xuất khác làm theo, chẳng hạn Nexus 6 của Motorola hay Nexus 6P của Huawei.
Sang đến năm 2016, không có nhiều thiết bị trang bị loa trước, đây là lúc xu hướng bắt đầu nguội đi. 2016 là năm HTC 10 không còn loa trước, dòng Pixel mới của Google cũng vậy. Ngày nay, còn rất ít smartphone sở hữu tính năng này, chẳng hạn Sony với dòng XZ. Nếu nhìn vào xu hướng năm ngoái và 8 tháng đầu năm nay, phần lớn đều dùng một loa phía trước duy nhất.
Có vài lý do để giải thích: nhiều người thích ý tưởng về loa trước trên smartphone nhưng không xem đây là thứ cần phải có. Vài hãng smartphone lớn nhất thế giới như Samsung, Apple hay LG còn chưa bao giờ có loa trước. Khi xu hướng đang tiến lên smartphone không viền, việc họ ứng dụng loa trước càng trở nên không khả thi.
Pin tháo rời cũng đang đi theo con đường của loài khủng long. Samsung và LG đã gắn bó với pin tháo rời trong một thời gian rất dài nhưng việc chuyển sang thiết kế nguyên khối lại đặt dấu chấm hết cho tính năng này. Trừ khi đang tìm kiếm một smartphone giá rất trẻ, nếu không bạn khó tìm thấy pin tháo rời trong các dòng flagship ngày nay.
Chống bụi và chống nước là một nguyên nhân khác khiến pin tháo rời không còn được ưa chuộng. Dễ sản xuất điện thoại chống nước hơn với thiết kế khép kín thay vì phần nắp lưng và pin có thể tháo được.
Pin tháo rời đặc biệt thuận tiện khi bạn mang theo một viên pin khác, song hiện tại, với các tiến bộ công nghệ như sạc nhanh và sạc dự phòng, nó dường như không quá cần thiết.
Việc loại bỏ jack tai nghe trở thành đề tài nóng vào năm ngoái khi Apple “dũng cảm” bỏ jack 3.5mm trên iPhone. Tuy vẫn còn nhiều smartphone có tính năng này, khó có thể phủ nhận xu hướng đang “hạ nhiệt”.
Lý do lớn nhất chính là việc chuyển sang USB-C, một chuẩn kết nối cho tất cả. Nhiều nhà sản xuất lớn như HTC, Motorola và Apple đã loại bỏ jack tai nghe. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Samsung hay LG tham gia vào cuộc chơi. Pixel 2 của Google được đồn không có jack tai nghe, nếu đây là sự thật, nó chỉ củng cố thực tế jack tai nghe đang dần trở thành quá khứ.
Du Lam (Theo Android Authority)
Nguồn: Ictnews.vn