Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Chatbot của Microsoft, Google bị tố "dùng chùa" nội dung trả phí

Chatbot của Microsoft, Google bị tố "dùng chùa" nội dung trả phí

Theo Wired, Chatbot mới ra mắt của Bing, dựa trên công nghệ của ChatGPT đã tóm tắt nội dung trả phí của Wall Street Journal về ChatGPT khi được yêu cầu.

2 năm trước, chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith cho biết, các công ty công nghệ đã không trả đủ lợi nhuận cho các công ty truyền thông khi tin tức của họ được các công cụ tìm kiếm như Bing và Google sử dụng.

Ông Smith kêu gọi các công ty công nghệ nên chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn, Microsoft cam kết tiếp tục "chia sẻ doanh thu" với các các công ty truyền thông khi các công ty này cấp phép cho các ứng dụng tin tức của Microsoft.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như thay đổi kể từ khi Microsoft bắt đầu thử nghiệm chatbot mới cho Bing. Giao diện mới của Bing cho phép chatbot này vượt qua tường lửa trả phí của các trang web tin tức, cung cấp các câu trả lời dựa trên nội dung của trang web.

Chatbot của Microsoft, Google bị tố "dùng chùa" nội dung trả phí

Khi Google và các công ty khác gia nhập đường đua AI, chatbot AI đã tiết lộ nội dung trả phí của các hãng tin, giảm lượng truy cập của trang web vì thông tin đã được trích xuất thông tin cho người dùng.

Khi WIRED hỏi chatbot Bing về những chiếc giường tốt nhất cho chó của The New York Times, một trang web bắt trả phí nội dung, chatbot đã nhanh trong tóm tắt nội dung và trả lời người dùng. Chatbot mới ra mắt của Bing, dựa trên công nghệ của ChatGPT, cũng đã tóm tắt nội dung trả phí của Wall Street Journal về ChatGPT.

Giám đốc truyền thông của Microsoft, bà Caitlin Roulston nói rằng: “Bing chỉ thu thập dữ liệu nội dung mà các nhà xuất bản cung cấp cho chúng tôi”. Công cụ tìm kiếm có quyền truy cập vào nội dung trả phí từ các nhà xuất bản, điều này đã được thỏa thuận trước đó.

Tuy nhiên, Wired cho biết, Microsoft không trả tiền cho những công ty truyền thông khi chatbot tóm tắt các bài báo của họ, giống như Google không trả tiền cho các nhà xuất bản khi hiển thị các đoạn trích ngắn được lấy từ các trang của họ trong kết quả tìm kiếm. Nhưng, phải chú ý rằng, giao diện mới của Bing cung cấp câu trả lời phong phú hơn so với các công cụ tìm kiếm truyền thống.

Khi được hỏi về việc chatbot Bing có khả năng đạo văn của người viết, Giám đốc tiếp thị người tiêu dùng, ông Yusuf Mehdi cho biết công ty “quan tâm rất nhiều đến việc có thể hướng lưu lượng truy cập trở lại người sáng tạo nội dung”.

Các liên kết mà chatbot Bing đưa ra ở cuối mỗi phản hồi nhằm “giúp mọi người dễ dàng truy cập trang gốc", theo Mehdi. Tuy nhiên Microsoft từ chối chia sẻ thông tin về việc có bao nhiêu người thử nghiệm chatbot AI đã nhấp vào các liên kết được trích dẫn ở cuối phản hồi để truy cập nguồn thông tin.

“Trừ khi có một thỏa thuận cụ thể, nếu không, các bài báo gốc sẽ không nhận được doanh thu nào", Danielle Coffey, cố vấn của News Media Alliance, tập đoàn thương mại gồm hơn 2.000 ấn phẩm báo in và trực tuyến trên toàn thế giới, bao gồm The New York Times và The Wall Street Journal, cho biết.

Google và Microsoft trả tiền cho một số nhà xuất bản để phân phối nội dung trong các ứng dụng và tính năng khác nhau, bao gồm các kết quả tìm kiếm được chọn. Trang web MSN của Microsoft vẫn dẫn đầu lưu lượng truy cập và số lượng giấy phéo của một số nhà xuất bản. Cùng với đó, Google cũng đã thúc đẩy News Showcase cung cấp các câu chuyện cho Google News.

Khi được yêu cầu tóm tắt các bài viết cụ thể, chatbot Bing hay Bard của Google có thể sẽ để lộ nội dung của bài báo. Các nhà xuất bản có thể lập luận rằng công ty công nghệ đang vi phạm bản quyền nếu các AI tìm kiếm trở thành công cụ "đọc hộ" nội dung, và có thể cân nhắc yêu cầu Bing ngưng sử dụng nội dung của họ trong công cụ tìm kiếm mới, đại diện News Media Alliance cho biết thêm.

Khi Wired hỏi về phí nội dung bản quyền, chatbot của Bing cho biết “ Không, tôi không trả tiền cho nội dung”.

 

GenK.

Similar blogs

Hot Blogs

Similar jobs