> So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2
Một nhiếp ảnh gia có tên là Marques Brownlee đã đăng tải một video dài 10 phút để giải thích cách làm việc của nó. Ngoài ra, anh cũng so sánh Chế độ Chân dung này trên iPhone X, Note 8 và Pixel 2 với chiếc máy ảnh medium format Hasselblad X1D có giá 8000 USD.
PetaPixel cho biết, bởi vì cảm biến trên smartphone là cực kì nhỏ và góc nhìn cực kì rộng, vì thế, đa số những bức ảnh thông thường bạn chụp với camera trên điện thoại đều được lấy nét rất rõ. Chế độ Chân dung sẽ giả lập hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông bằng sách sử dụng bộ nhận dạng góc và bản đồ độ sâu để phân biệt đâu là tiền cảnh và hậu cảnh. Tiếp đó, nó sẽ làm mờ hậu cảnh, giả lập độ sâu trường ảnh nông đó, giúp đánh bật tiền cảnh.
Brownlee cho hay rằng iPhone X và Note 8 sử dụng bản đồ độ sâu để xác định đâu là tiền cảnh của bức ảnh. Những chiếc smartphone này sử dụng dữ liệu từ ống kính góc rộng và tele để tạo ra bản đồ độ sâu, sau đó, nó sẽ tự làm mờ các vật thể, dựa trên độ xa của chúng tính từ chủ thể được lấy nét.
Pixel 2 lại sử dụng cách khác. Nó tận dụng sự chia cắt pixel để tạo ra bản đồ độ sâu, sử dụng máy học để xác định chủ thể và tạo ra mặt nạ. Vì nó không dựa trên hai ống kính khác biệt như iPhone X và Note 8 nên Pixel 2 có khả năng tạo ra các bức ảnh chụp ở Chế độ Chân dung ngay cả từ camera trước một cách khá suất sắc.
Kết quả hình ảnh cuối cùng từ những chiếc điện thoại này cũng hoàn toàn khác nhau. iPhone X sẽ lấy nét toàn bộ vào khuôn mặt, còn những thứ khác như tóc, tai, hay thậm chí các vật thể nằm ở cùng khoảng lấy nét với khuôn mặt sẽ bị làm mờ đi. Pixel 2 lại có vẻ làm tốt hơn khi nó giữ nguyên toàn bộ chủ thể ở vùng lấy nét, nhưng sẽ có độ sắc nét cực kì cao đối với tiền cảnh và độ mờ hoàn thiện tốt cho hậu cảnh, khiến bức ảnh ít tự nhiên hơn. Note 8 lại nằm ở giữa hai chiếc máy này.
Nếu chủ thể ở quá xa camera, smartphone sẽ tự động chụp một bức hình thông thường.
Chế độ Chân dung sẽ trở nên "ngu hơn" nếu chủ thể không phải là người.
Brownlee cũng chỉ ra rằng khả năng của phần mềm và phần cứng camera trên smartphone đã tăng nhanh hơn rất nhiều khi so với máy ảnh truyền thống. Các tính năng như tăng độ mờ của hậu cảnh sau khi bức ảnh được chụp hay giả lập hiệu ứng ánh sáng tương tự như iPhone X chính là những thứ mà máy ảnh truyền thống không có.
Khả năng giả lập những máy ảnh "thực" trên smartphone đang được cải thiện qua hàng năm và nếu là một người không phải trong ngành, rất khó để phân biệt sự khác nhau của chúng. Với chu kì cập nhật smartphone không ngừng qua hàng năm, thì có lẽ, chúng sẽ sớm bắt kịp với mirrorless và DSLR.
"Tôi nghĩ bạn và tôi luôn luôn sẽ có khả năng chỉ ra sự khác biệt nếu bạn đủ nhìn kĩ các pixel giữa camera trên smartphone và cảm biến lớn, bởi những trở ngại vật lý của cảm biến có kích thước nhỏ", Brownlee kết luận. "Bởi lý do này, những chiếc máy ảnh to lớn luôn luôn có chỗ đứng riêng của mình. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều mua chúng. Nhưng cmaera trên smartphone cũng đã rất tốt".
"Camera tốt nhất vẫn chính là thiết bị mà bạn đang sở hữu".