Có thể thấy rõ AMD đang làm ăn ngon lành đến mức nào với dòng CPU Ryzen 3000, khi chỉ riêng bộ đôi CPU đang bán chạy nhất là Ryzen 5 và Ryzen 7 đã mang lại doanh thu cao hơn toàn bộ dòng sản phẩm của Intel cộng lại, điều mà chúng ta chưa từng thấy trước đây
Với lợi thế sở hữu p/p cực ngon, hiệu năng mạnh mẽ nhưng giá bán lại hợp lý hơn hẳn so với các dòng CPU Intel, không hề ngạc nhiên dòng CPU Ryzen 3000 nhanh chóng "cháy hàng" lại thị trường nhiều quốc gia. Đương nhiên, sự vươn lên mạnh mẽ của Ryzen cũng đồng nghĩa với doanh số bán của các dòng CPU của Intel đang bị lép vế.
Đây chính là nhận định được nhiều chuyên gia đưa ra, khi số liệu mới nhất cho thấy dòng CPU Ryzen 3000 đang vượt mặt các mẫu CPU Intel ở các thị trường như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Canada - nơi phân khúc DIY (người dùng tự mua linh kiện để lắp ráp PC) đóng góp một phần lớn trong tổng số CPU được bán.
Ryzen 5 và Ryzen 7 "cân" toàn bộ doanh thu CPU của Intel
Nhìn vào số liệu mới nhất vừa được Mindfactory - một trong những nhà bán lẻ phần cứng PC lớn nhất ở Đức công bố, có thể thấy CPU của AMD đang bán rất chạy, khi chiếm tới 78% tổng số CPU được bán ra, đẩy đối thủ Intel vào thế cửa dưới với số thị phần ít ỏi còn lại (khoảng 22%). Điều này cũng có nghĩa, cứ 5 CPU được bán ra ở Đức, thì AMD đã chiếm đến 4 CPU, trong khi Intel chỉ bán được có 1 CPU mà thôi.
Đặc biệt, nếu chỉ tính riêng trong tháng 8, doanh số các CPU thuộc dòng Ryzen 3000 đã chiếm tới hơn một nửa trên tổng số CPU AMD được bán ra. Một điểm khá thú vị là các mẫu CPU Ryzen thế hệ trước vẫn bán khá tốt với doanh số bán luôn ở ngưỡng ổn định, kể cả khi Ryzen đời 3 đã lên sóng.
Số lượng CPU bán ra tại thị trường Đức của AMD và Intel từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2019
So với tháng 7 – thời điểm dòng Ryzen 3 lên kệ, doanh số tháng 8 của AMD có sự sụt giảm không đáng kể, từ 79% xuống ngưỡng 78%. Ngoài việc 2 CPU Core i7-9700K và i9 -9900K được Intel giảm giá, nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm nhẹ này đến từ việc AMD đang thiếu hụt nguồn cung.
Trên thực tế, vi xử lý Ryzen thế hệ 3 của AMD đã cháy hàng trong tháng đầu tiên, sau đó bán chậm dần lại chủ yếu vì các dây chuyền tiến trình 7nm của TSMC đang không sản xuất kịp. Ở thời điểm hiện tại, các fan của Đội Đỏ khó có thể mua được các mẫu CPU Ryzen 7 và Ryzen 9 do chúng quá khan hiếm.
Dĩ nhiên, sự thiếu hụt các mẫu CPU ở phân khúc trung và cao cấp, vốn có giá bán và tỷ suất lợi nhuận tốt, đã khiến doanh thu của AMD sụt giảm 3%, từ mức 75% tổng doanh thu toàn thị trường vào tháng 7 xuống mốc 72% vào tháng 8. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn rất tích cực đối với AMD, khi doanh thu toàn thị trường của đối thủ Intel đã xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, ở ngưỡng dưới 30%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 50% doanh thu toàn thị trường cách đây chỉ vài tháng. Ở chiều ngược lại, từ thế so kè sát sao với Intel khi 2 bên chia nửa thị trường, AMD đã có mức tăng trưởng rất mạnh về doanh thu trong 2 tháng liên tiếp.
Tổng doanh thu CPU của AMD và Intel tại thị trường Châu Âu từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2019: AMD bất ngờ bứt tốc về mặt doanh thu ở tháng 7-8 nhờ Ryzen 3000
Cú bứt tốc chóng mặt về doanh thu của AMD trong tháng 7 và tháng 8 rõ ràng có sự đóng góp cực lớn của dòng CPU Ryzen 3000. Trước đây, Intel luôn đạt được mức doanh thu cực tốt nhờ vào việc bán các con chip i7 và i9 cao cấp của mình. Mặc dù có giá bán khá đắt đỏ, song những CPU này vẫn được nhiều người dùng lựa chọn nhờ vào hiệu năng chơi game luôn tốt hơn hẳn so với AMD. Tuy nhiên, lợi thế này đã bị "vô hiệu hóa" với sự xuất hiện của Ryzen thế hệ thứ 3, vô hình trung khiến thị phần của Intel bị thu hẹp đáng kể.
Điều này được thể hiện rõ ở bảng thống kê các mẫu CPU bán chạy nhất ở Đức, khi Ryzen 7 3700X và Ryzen 5 3600 đang dẫn đầu, tiếp nối sau đó là flagship Ryzen 9. Có thể thấy rõ AMD đang làm ăn ngon lành đến mức nào, khi chỉ riêng bộ đôi CPU đang bán chạy nhất là Ryzen 5 và Ryzen 7 đã mang lại doanh thu cao hơn toàn bộ dòng sản phẩm của Intel cộng lại, điều mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.
Ryzen 5 và Ryzen 7 là 2 mũi chủ công chính mang lại sự thắng thế cho AMD
Về phía Đội xanh, đối thủ nặng ký nhất của AMD chính là những cái tên thuộc dòng Coffee Lake, bao gồm Core i9-9900K, 9900KF và 9700K, khi những CPU này chiếm phần lớn doanh số bán của Intel.
AMD có khởi sắc, nhưng Intel vẫn là người khổng lồ không dễ đánh bại
Cũng phải nói thêm rằng, những con số trên không phản ảnh hết được toàn cảnh cuộc đua tranh giữa Intel và AMD, khi đây chỉ là số liệu thống kê ở riêng thị trường Đức - nơi vẫn lưu ưu ái các dòng CPU của đội Đỏ. Mặc dù AMD khởi sắc với Ryzen 3000 ở nhiều thị trường trên thế giới, Intel vẫn đang là "bá chủ" ở nhiều thị trường, phân khúc khác nhau, đơn cử như mảng laptop hay thị trường máy chủ dành cho đối tượng doanh nghiệp.
Theo báo cáo thị phần của PassMark, thị phần CPU của Intel đã sụt giảm từ 76,90% xuống 70,70% trong khi thị phần CPU của AMD tăng từ 23,10% lên 29,30% trong khoảng thời gian từ quý 1 2018 cho đến quý 1 2019. Phải khẳng định, kể cả khi có dấu hiệu đi xuống, thị phần của Intel vẫn quá áp đảo so với AMD, đồng nghĩa với việc đội Đỏ sẽ phải nỗ lực nhiều nữa để bắt kịp.
Không dễ để AMD đánh bại được người khổng lồ Intel
Mặc dù vậy, những con số thống kê không biết nói dối. Về cơ bản, tình hình chung hiện tại của Intel vẫn tương đối ảm đạm, và hứa hẹn sẽ không cải thiện nhiều trong bối cảnh hãng chuẩn bị trình làng một thế hệ CPU mới vẫn dựa trên vi kiến trúc Skylake 14nm vốn đã ra mắt được vài năm. Trong khi đó, động thái giảm giá dự kiến với các bộ xử lý Coffee Lake hiện tại cũng chưa thực sự đủ mạnh để đáp trả lại đà thăng tiến của AMD.
Nhiều chuyên gia đã nhận định, Intel sẽ tiếp tục bán các sản phẩm hiện tại của mình với mức giá được giữ nguyên. Đồng thời hãng sẽ ra mắt dòng CPU Comet Lake-S có mức xung nhịp cao hơn cùng mức giá cực kỳ cạnh tranh, qua đó nhằm chiếm lấy lợi thế trong cuộc đua tranh với AMD ở phân khúc DIY
Tổng hợp
Nguồn: Genk.vn
Nhân Viên Kế Viên Kế Toán Doanh Thu
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Quản lý doanh thu (Revenue Manager)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên phân tích doanh thu (Revenue Analyst)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive