Tổng chi phí cơ sở hạ tầng CNTT cần thiết để vận hành một doanh nghiệp có thể gây "hoa mắt" nếu không được quản lý cẩn thận.
Từ khoản trả trước không hề nhỏ, các yêu cầu bảo trì đến thay thế phần cứng, nâng cấp và các tiện ích để chạy, ngân sách có thể vượt khỏi dự trù ban đầu và khiến tình hình thêm phức tạp.
Trong bối cảnh lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng như hiện nay thì đây là một vấn đề doanh nghiệp rất cần quan tâm. Theo Fed, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,3% vào tháng trước (chưa bao gồm lương thực và nhiên liệu), cao hơn mức dự kiến 6,1%.
Ngành công nghệ phần mềm tuy là một ngành đặc thù nhưng vẫn không thể thoát khỏi những ràng buộc từ chuỗi cung ứng chung đang tác động đến doanh số và tỷ suất lợi nhuận. Những vấn đề dễ nhận thấy có thể kể đến như khách hàng thắt chặt chi tiêu cho mua sắm dịch vụ công nghệ, thiếu hụt linh kiện đang ngày càng đáng lưu tâm. Kiểm soát tốt chi phí đầu vào để không làm tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm, thậm chí là đưa ra mức ưu đãi tốt hơn cho khách hàng, đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp công nghệ.
Trong khi đó, thực tế ở nhiều doanh nghiệp phần chi phí hạ tầng công nghệ vẫn chưa được tối ưu. Anh Dũng chủ một doanh nghiệp IT outsourcing chia sẻ: "Chi phí vận hành một máy chủ nội bộ có thể quá đắt và có một số nhược điểm nhất định, theo tôi ước tính chi phí hàng năm để sở hữu và quản lý các chương trình phần mềm có thể lên tới bốn lần giá mua ban đầu".
Việc tự triển khai hạ tầng máy móc riêng thường đắt đỏ và các doanh nghiệp phải trả trước cho việc thiết kế, phát triển và triển khai một hệ thống ứng dụng mới trước khi đi vào hoạt động. Những thành phần chính khi triển khai hệ thống hạ tầng có thể gây tốn chi phí thường có: Data centers, Network và storage, Máy chủ vật lý, Ảo hóa, Hệ điều hành, Database, Ứng dụng, Dữ liệu.
Từ những thực tế ấy, cộng với những đặc tính nổi trội của công nghệ cloud như tự động hóa nhiều công việc khởi tạo, bảo trì, giám sát nên không cần quá nhiều nhân sự chuyên trách, làm giảm chi phí nhân sự; không phải mua thiết bị mới khi cần thêm dung lượng, chi phí thanh toán dạng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu - "pay as you go", ngày càng nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sang cloud nhiều hơn. Đây còn là một xu hướng toàn thế giới, khi mà những con số chi tiêu chỉ dự kiến tăng mỗi hàng năm, ước tính từ 371,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025.
"Cloud tiết kiệm chi phí, dễ dàng thay đổi quy mô và có tính bảo mật, giúp doanh nghiệp tôi triển khai các sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn trước đây. Tôi không phải trả trước chi phí phần cứng hay license phần mềm và chỉ phải trả tiền cho đúng các dịch vụ và tài nguyên sử dụng như dữ liệu truyền tải, RAM, CPU. Trong một số trường hợp, số tiền tiết kiệm được có thể gấp mười lần".
Với sự tối ưu này, doanh nghiệp phần mềm, hay bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu hạ tầng đều có thể hưởng lợi về chi phí.
Phổ biến trên thế giới hiện nay là cách tính Pay as you go (PAYG) cho các dịch vụ cloud, là hình thức thanh toán dùng đến đâu trả tiền đến đó. Với cách tính PAYG dữ liệu sử dụng và chi phí của tài nguyên được chốt hàng giờ.
Tại Việt Nam một số nhà cung cấp như Bizfly Cloud cũng đang áp dụng cách tính này, cho phép khách hàng lựa chọn các mức tài nguyên theo nhu cầu ngay trên giao diện quản trị để xác định được ngân sách trả trước cho tháng đó thay vì phải mua theo gói cố định. Khi tài nguyên được chốt theo giờ thì những phần tài nguyên không dùng hết do resize (giảm cấu hình sử dụng nhỏ hơn chẳng hạn) sẽ được hoàn trả lại vào cuối tháng, tối ưu chi phí sử dụng tới từng giờ, loại bỏ hoàn toàn những băn khoăn về tài nguyên không dùng hết.
Với những ghi nhận về nhu cầu sử dụng thực tế từ người dùng, Bizfly Cloud hiện nay còn phát triển thêm hình thức tính phí on demand cho những nhu cầu sử dụng ngắn, tắt bật server liên tục. Với hình thức này, người dùng sử dụng ngắn ngày sẽ không phải ứng trước một khoản tiền quá lớn cho chi phí cả tháng mà chỉ cần duy trì một mức ngân sách 3 ngày nhỏ gọn. Ví dụ, một doanh nghiệp có lịch trình sử dụng cụ thể, họ chạy một số server trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày, nhưng hết khoảng thời gian đó họ hoàn toàn có thể tắt những server đó đi, thay vì vẫn chạy liên tục như trước kia. Nhờ vậy mà tiết kiệm tối ưu chi phí hơn nữa cho khách hàng sử dụng, đồng thời hỗ trợ các nhu cầu sử dụng vô cùng linh hoạt.
GenK.