Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Dù là dị nhân hay người hùng, rút cuộc Elon Musk vẫn chỉ là con người và anh ấy cũng nhiều lần thất bại như chúng ta

Dù là dị nhân hay người hùng, rút cuộc Elon Musk vẫn chỉ là con người và anh ấy cũng nhiều lần thất bại như chúng ta

“Kẻ xuất chúng” Ted Williams – người vô gia cư nổi tiếng nhất nước Mỹ, từng cho biết: “Bóng chày là lĩnh vực duy nhất mà một vận động viên có thể giành chiến thắng 3 lần trong tổng số 10 lần và đó là kỷ lục của một trong những tay chơi xuất sắc nhất thế giới”.

Bây giờ bạn hãy nhìn vào Elon Musk – người được mệnh danh là doanh nhân vĩ đại nhất, kẻ “dị nhân”, “người hùng” hay “Iron Man” đời thực… Tất cả đều đúng với Musk, nhưng suy cho cùng, Musk cũng chỉ là con người và anh ấy cũng từng thất bại thảm hại như tất cả chúng ta.

 

Thi tuyển vào Netscape và bị từ chối

Trong buổi phỏng vấn với tờ Foundation, Musk từng tiết lộ, sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania, anh đã cố gắng thi tuyển vào “đế chế Internet” nổi tiếng bấy giờ – Netscape, nhưng đã bị từ chối.

“Tôi không nhận được phản hồi nào từ Netscape, và tôi đã đến tận sảnh công ty để hỏi về kết quả phỏng vấn. Nhưng tôi quá xấu hổ và không dám bắt chuyện với bất cứ ai. Tôi chỉ đứng yên ở sảnh. Tôi khá bối rối. Tôi cứ đứng yên đó để xem có ai mà mình bắt chuyện được hay không, nhưng tôi không thể tìm được ai cả. Tôi sợ hãi khi phải nói chuyện với mọi người, vì thế tôi đã rời đi” – Elon Musk chia sẻ.

Bị PayPal sa thải

Vào tháng 10 năm 2000, khi đang đi du lịch kết hợp tuần trăng mật và gọi vốn ở Australia, Musk nhận được tin anh bị sa thải khỏi Hội đồng quản trị PayPal. Musk muốn sử dụng nền tảng Microsoft hơn là Unix mà Giám đốc tài chính Max Levchkin ủng hộ. Cuộc đấu tranh quyền lực ngầm trong công ty, cộng với thời kỳ khủng hoảng do gian lận người dùng khiến PayPal thất thoát 10 triệu USD mỗi tháng – và đẩy Elon Musk ra đi.

“Tôi đã rút ra bài học là không nên rời khỏi văn phòng làm việc khi công ty đang gặp vấn đề, bởi nó sẽ khiến cho những người khác gặp nhiều căng thẳng hơn” – Musk tiết lộ.

3 tên lửa đầu tiên của SpaceX phát nổ trước khi bay vào quỹ đạo

Hiện nay, SpaceX là doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD, nhưng ít ai biết rằng, thời điểm năm 2008, SpaceX được coi là cỗ máy “đốt tiền”. Musk rót 100 triệu USD vào công ty, nhưng sau đó 3 tên lửa đầu tiên đã phát nổ trước khi bay vào quỹ đạo.

May mắn là tên lửa thứ 4 đã thành công và giúp SpaceX giành được hợp đồng 1,6 tỷ USD với NASA. Nhưng hãy thử tưởng tượng nếu tên lửa thứ 4 này thất bại, có lẽ đó cũng là thời điểm ghi nhận dấu chấm hết của SpaceX và cả Telsa.

Tên lửa Falcon 9 phát nổ cùng với vệ tinh 200 triệu USD của Facebook

Kể từ khi bắt đầu bay vào quỹ đạo, SpaceX đã “chăm chút” rất kỹ cho các tên lửa của mình. Nhưng thật không may là sự chăm chút này không phát huy tác dụng với trường hợp của tên lửa Falcon 9 trị giá 50 triệu USD bị phát nổ trong cuộc kiểm tra trước khi phóng vào quỹ đạo năm 2016; đồng thời phá hủy vệ tinh 200 triệu USD của Facebook (vệ tinh này được dùng để cải tiến tốc độ truy cập Internet của 14 nước châu Phi).

Tuy nhiên, đó chưa phải là phần tồi tệ nhất của câu chuyện. Musk và SpaceX đã phải “vật vã” tìm ra lý do tại sao. Và họ mất 2 tháng mới tìm ra nguyên nhân của việc phát nổ.

Chưa đạt mục tiêu phát triển năng lượng bền vững

Musk từng gây nhiều tranh cãi khi tham gia hội đồng cố vấn cho Tổng thống Donald Trump. Trong một tuyên bố gần đây, nhà sáng lập Telsa nói rằng mục tiêu của anh là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững và giúp nhân loại văn minh hơn”.

Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Trump đang lật bỏ các tiêu chuẩn về nhiên liệu bền vững của Cựu Tổng thống Obama và hủy bỏ luật bảo vệ đường thủy khỏi khí thải than, trong khi Musk thì tỏ ra “thờ ơ” với việc gây quỹ cho NASA. Do vậy, dù đồng ý hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận là Musk chưa thể đạt được mục tiêu phát triển năng lượng bền vững như đã tuyên bố.

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs