Nhà sáng lập Facebook cho rằng xu hướng tương tác thông tin trên mạng xã hội của người dùng ngày nay đang ngày càng thay đổi.
Nhà sáng lập Facebook cho rằng xu hướng tương tác thông tin trên mạng xã hội của người dùng ngày nay đang ngày càng thay đổi.
Theo hãng tin CNBC, nhà sáng lập Mark Zuckerberg của Facebook (Meta) đã thừa nhận việc bản thân mình thất bại trong công cuộc dự đoán xu hướng tương tác mới nhất của mạng xã hội, qua đó tạo cơ hội cho sự trỗi dậy của Tiktok.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 13/10/2022 vừa qua, CEO Mark Zuckerberg nói rằng bản thân mình đã bỏ lỡ xu hướng tương tác mới của mọi người với thông tin trên mạng xã hội. Cụ thể, người dùng ngày càng hứng thú với những nội dung được đề xuất ngẫu nhiên trên bảng tin của mình thay vì những thông tin được chia sẻ từ bạn bè hay những đối tượng họ theo dõi.
Mặc dù mọi người vẫn tương tác với các thông tin được bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội nhưng xu hướng chung ngày càng lớn hiện nay là người dùng muốn tự trải nghiệm khám phá thông tin.
“Bởi vậy, việc ai là người tạo ra nội dung hay được gửi bởi ai không còn quan trọng, người dùng chỉ muốn chất lượng nội dung hấp dẫn nhất có thể”, nhà sáng lập Facebook thừa nhận.
Theo Mark Zuckerberg, Tiktok là một đối thủ đáng gờm và thừa nhận Facebook hiện khá chậm chân trong mảng sáng tạo nội dung cho người dùng.
“Facebook chậm chân trong mảng này bởi chúng không phù hợp với chuẩn mực của tôi về mạng xã hội. Nhìn nó trông giống một bản ngắn gọn của Youtube thì đúng hơn”, CEO Mark Zuckerberg cho biết.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập Facebook tin rằng việc quan trọng với Meta hiện nay là phát triển một trí thông minh nhân tạo (AI) để có thể đề cử những thông tin, bức ảnh hay video ngắn tạo được sự chú ý của người dùng để cạnh tranh với Tiktok.
Áp lực lớn
Những lời thừa nhận của Mark Zuckerberg được đưa ra trong bối cảnh Meta mới ra mắt sản phẩm kính thực tế ảo Quest Pro với giá 1.500 USD/bộ, qua đó dẫn đầu thị trường trong mảng vũ trụ ảo. Mặc dù có những lời khen có cánh với sản phẩm mới này nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về tính khả thi của dự án.
Vào năm 2021, những áp lực từ phía chính phủ, dư luận xã hội cũng như việc Apple thay đổi chính sách thông tin người dùng đã khiến Facebook thiệt hại nặng về doanh thu quảng cáo. Thêm vào đó, sự trỗi dậy của Tiktok khi bòn rút dần người dùng trẻ khỏi các ứng dụng Facebook hay Instagram đã khiến CEO Mark Zuckerberg phải tìm kiếm hướng đi mới cho công ty, và anh đã chọn vũ trụ ảo.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, việc chuyển đổi này đang tạo nên những cơn sóng ngầm trong nội bộ Meta khi nguồn thu chính của họ vẫn chủ yếu dựa vào doanh thu quảng cáo của Facebook và Instagram. Trái lại, dự án phát triển kính thực tế ảo, ngưỡng cửa để người dùng có thể tiếp cận vũ trụ ảo, lại đang thiêu đốt hàng tỷ USD nhưng kết quả thì chưa thấy có nhiều đột phá.
Bên cạnh đó, việc phải hạn chế chi tiêu ngân sách trong bối cảnh không còn tăng trưởng nóng như trước đã khiến nhiều nhân viên trong Meta trở nên bất bình, lo lắng bị sa thải cũng như mịt mờ về tương lai.
Trong cuộc khảo sát vào tháng 5 của hãng Blind, chỉ 58% số nhân viên Meta hiểu được chiến lược vũ trụ ảo của công ty là như thế nào. Phần lớn mọi người đều bất an về những thay đổi chính sách gần đây cũng như sự dịch chuyển ưu tiên của nhà sáng lập Mark Zuckerberg.
Trong năm vừa qua, cổ phiếu của Meta đã mất gần 60% giá trị khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào Mark Zuckerberg. Cuối tháng 9/2022, Meta đã phải tuyên bố tạm ngừng tuyển dụng nhân viên, đồng thời nhà sáng lập Mark cũng cảnh báo khả năng sa thải bớt lao động thời gian tới.
"Áp lực trong năm 2022 lên Meta là vô cùng rõ ràng. Rủi ro lớn nhất hiện nay của Mark Zuckerberg là những tiên đoán về tương lai vũ trụ ảo hoàn toàn đúng, nhưng thời điểm diễn ra tương lai đó thì xa hơn dự tính", chuyên gia Matthew Ball về vũ trụ ảo, người từng cố vấn cho Mark Zuckerberg nói.
*Nguồn: CNBC
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
Location: Hà Nội
Salary: 10 Mil - 15 Mil VND
Digital Marketing/ Facebook Ads hoặc Google Ads Thị Trường US - CA
Location: Hà Nội
Salary: Under 20 Mil VND