Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Nghề lập trình: trước 40 tuổi bạn nên có phương án B

Nghề lập trình: trước 40 tuổi bạn nên có phương án B

Nhiều lúc mình cũng ngồi suy nghĩ rằng không biết sau 40 tuổi thì mình có ngồi code được nữa không. Ở Mỹ thì việc viết code trọn đời là chuyện bình thường, vì mức thù lao của họ rất lớn có thể đảm bảo một cuộc sống khá sung túc. Nhưng ở Việt Nam thì khác, và tình trạng lập trình viên nước ta cũng giống y chang các đồng nghiệp Ấn Độ như trong bài viết“Những lầm tưởng về lập trình viên Ấn Độ”.

Ở Việt Nam thì mỗi lứa tuổi đều có rất nhiều người xuất thân từ lập trình mà thành đạt, ví như đại diện 6x có thể kể đến Nguyễn Thành Nam – FPT (1961), thế hệ 7x thì có Nguyễn Tử Quảng – BKAV (1975), thế hệ 8x thì Vương Vũ Thắng – VCCorp (1980), Nguyễn Hòa Bình – PeaceSoft (1981). Nhưng số phận của hàng ngàn con người cùng lứa với họ thì ra sao nhỉ, họ đã tản mác về đâu? có bao nhiêu % bám trụ được với nghề? có bao nhiêu % sau 40 tuổi vẫn đang trực tiếp code?

Nếu nước mình cũng có cơ quan thống kê số liệu như ở Mỹ thì hay quá nhỉ?!

Xin chào mừng bạn trẻ đến thị trấn của những người già.

Trong khi tìm hiểu để viết bài viết gần đây, “Tuổi bị phân biệt đối xử và nghề lập trình viên”, tôi đã khám phá ra một đoạn trích dẫn của tờ báo uy tín New York Times vào năm 1998 tiết lộ một thống kê làm sửng sốt từ cục điều tra NSF của Mỹ về tuổi thọ của nghề lập trình viên.

“Sáu năm sau khi tốt nghiệp đại học, 57% sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính làm việc như là một lập trình viên; sau 15 năm ra trường thì con số này giảm xuống còn 34%, và sau 20 năm ra trường — khi mà hầu hết mọi người đều chớm bước sang tuổi 40 — thì tỉ lệ này rớt xuống còn 19%. Trái ngược hẳn, con số này tương ứng cho kỹ sư xây dựng là 61%, 52% và 52%.”

Sau 20 năm ra trường thì chỉ có 19% kỹ sư phần mềm bám trụ được với nghề lập trình (tại Hoa Kỳ).Sau 20 năm ra trường thì chỉ có 19% kỹ sư phần mềm bám trụ được với nghề lập trình (tại Hoa Kỳ).


Tôi nhận thấy bài báo này có nhiều điểm chưa chính xác khi họ chỉ thống kê những người tốt nghiệp ngành khoa học máy tính để đưa ra kết quả này. Rõ ràng là chính phủ vẫn khá chậm để nắm được rõ đặc thù của nghề phát triển phần mềm. Trong nghiên cứu này họ đã lờ đi một số lượng rất lớn các lập trình viên đang làm việc mà lại có bằng cấp trong một ngành khác hoặc thậm chí chưa tốt nghiệp đại học bao giờ.

Dường như giá trị của một lập trình viên sụt giảm rất nhanh chỉ chậm hơn một chút so với cái máy tính mà anh ta hoặc cô ta ngồi làm việc phía sau chẳng là bao, nếu theo như bình luận của vào năm 1996 của Craig Barrett, người là đồng sáng lập và là chủ tịch của hãng công nghệ khổng lồ Intel.

“Một nửa cuộc đời của một kỹ sư phần mềm hoặc phần cứng chẳng là bao, nó chỉ có mấy năm chứ mấy.”

Chắc chắn là gã này nói đúng, nhưng điều quan trọng hơn đó là ông ta (tại thời điểm đó) nguyên là một kỹ sư già 57 tuổi và công khai nhấn mạnh về sự phân biệt đối xử do tuổi tác của những kỹ sư khác. Thật là kinh hãi khi nghĩ đến một người có ảnh hưởng trong ngành như ông ta cho rằng nghề lập trình phần mềm cũng khắc nghiệt như nghề cầu thủ bóng đá vậy.

Quan điểm của tôi về vấn đề này

Đã có những lời cáo buộc nhắm vào vấn đề phân biệt đối xử vì tuổi tác trong lĩnh vực công nghệ, nhưng tôi ngờ rằng nó là một hệ quả không thể tránh khỏi của những thay đổi nhanh chóng xảy ra trong lĩnh vực này.

Chúng ta hãy cùng cân nhắc một vài vấn đề sau:

  • Giá trị thị trường của một nhân viên thì cơ bản được xác định bởi kinh nghiệm của anh ta trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến người sử dụng lao động.
  • Kỹ sư phần mềm chắc chắn sẽ phải chịu đựng một sự dịch chuyển lớn trong công nghệ ít nhất là 10 năm một lần.
  • Trong khi công nghệ dịch chuyển không hoàn toàn phủ định các kỹ năng của một người kỳ cựu, nhưng nó chắc chắn cũng tạo ra sân chơi mới cho những người mới tốt nghiệp.

Bây giờ hãy đặt bản thân mình vào vai trò của một người quản lý đang tìm kiếm thuê nhân viên, và bạn đang sử dụng một công nghệ mới giống như Ruby on Rails thì không có ai khác ngoài David Heinemeier (người là cha đẻ của framework này) có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm trên nó. Chắc chắn là việc có trên 10 năm kinh nghiệm C++ là một lợi thế lớn dành cho một người kỳ cựu so với một người mới chỉ có 3 năm kinh nghiệm Rails. Nếu tất cả mọi thứ ngang nhau thì theo lẽ tự nhiên bạn sẽ thuê gã có tổng số năm kinh nghiệm nhiều hơn.

Tuy nhiên, tất cả điều này cũng KHÔNG ngang nhau. Với 10 năm kinh nghiệm C++ khiến cho ứng viên có nhiều giá trị và được đánh giá cao trong công việc yêu cầu C++. Vấn đề đó là liệu giá trị tăng thêm của cái kinh nghiệm đặc biệt đó có lớn hơn cái giá để thuê anh ta hay không, để ít nhất là dành để trả lương cho họ.

Đây là nguồn gốc của vấn đề. Nhiều kinh nghiệm mà ứng viên có thì lại chả liên quan gì đến công việc cả, và cứ cho là người quản lý tỏ ra hào phóng trả thêm một khoản tiền để được cái kinh nghiệm đó.

Thậm chí nếu giá cả của người kỳ cựu khá cạnh tranh so với một ứng viên trẻ, thì người quản lý cũng quan tâm đến đến một vấn đề không nói ra là nên tuyển về một ai đó mà khi sa thải thì không phải mất một khoản chi phí lớn. Liệu họ sẽ có vấn đề tinh thần (nhuệ khí) ngay ngày đầu tiên làm việc? Họ sẽ thay đổi ý định sau một tháng và sau đó họ thực sự cần một khoản tiền bồi thường để ra đi? Đó là một tình huống rất khó chịu.

Có một sự thật không may đó là không giống như những hình thức phân biệt đối xử khác cái mà thường tùy tiện và thất thường, tuổi bị phân biệt đối xử có thể là kết quả của mục tiêu và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi không cố gắng biện hộ đó là một hành động chấp nhận được, nhưng bạn hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh đã đẩy người quản lý cố gắng đưa ra những quyết định dựa theo tình hình kinh doanh mà không cần để ý cân bằng giữa đạo đức và trách nhiệm pháp lý của công ty.

Vậy phương án B của bạn là gì?

Giả sử rằng tình trạng tài chính của bạn cũng chả dư giả gì cho lắm, và đến 40 tuổi thì sức khỏe của bạn cũng không còn phong độ như xưa. Thì sau đây là một vài phương án mà có thể tạm chấp nhận được.

Làm việc cho một người nào đó mà sẽ chẳng bao giờ phân biệt đối xử với bạn.

Không. Người đó không phải là mẹ của bạn. Đó chính là bạn! Nếu bạn không phải tuýp người doanh nhân, hãy xem xét đến việc trở thành một nhà tư vấn. Vì một vài nguyên nhân mà tôi không liệt kê hết được các lý do ở đây, nhưng với một mái tóc hoa râm và một số kinh nghiệm trong các công nghệ khác nhau thì bạn có thể tạo ra lợi ích đối với các công ty khi họ thuê bộ não của bạn thay vì việc họ bỏ tiền ra mua hẳn. Cũng có một xu hướng cho các chuyên gia tư vấn là tiến lên các nấc thang cao hơn trong cấp bậc quản lý nơi mà các con “cáo già” khác đang sống.

Tham gia vào công việc quản lý.

Tôi muốn tranh luận rằng nghề lập trình viên thì có một chút thuận lợi để cho ai đó có thể tiến vào công việc quản lý, nhưng rõ ràng là các nhà quản lý nghĩ rằng tất cả mọi người bao gồm cả các chuyên gia công nghệ đều có một khao khát rất lớn để “dần dần” tiến vào hàng ngũ của họ. Tôi nghĩ rằng thật sai lầm khi cho rằng không ai sẽ tiếp tục thiết kế và xây dựng phần mềm trong 20 năm trừ khi họ không có hoài bão và tiềm năng phát triển. Nhưng chúng ta nên quan tâm đến một số vấn đề sau trước khi nhảy vào lĩnh vực quản lý:

  • Các vị trí quản lý ở tầm trung thì thường kiếm được thêm rất ít thu nhập, nếu không muốn nói là ngang bằng với các kỹ sư bậc cao.
  • Càng ngày càng khó để cập nhật các công nghệ mới, bởi vì bạn không làm việc trực tiếp với chúng.
  • Các cuộc họp, chính trị và phải giải quyết những vấn đề linh tinh sẽ trở thành một hoạt động thường xuyên trong cuộc sống của bạn.
  • Bạn có thể cố gắng tránh nó, nhưng phong cách quản lý sẽ ngấm dần vào vốn từ vựng của bạn.
  • Thậm chí khi nó không phải là lỗi của bạn thì nó vẫn trở thành là lỗi của bạn như thường.
  • Thậm chí khi bạn tạo ra một thành công thì nhóm của bạn sẽ nhận hết phần danh tiếng.
  • Việc trở thành một chuyên gia công nghệ thì dễ hơn nhiều so với việc làm quản lý, bạn sẽ phải ném “cái tôi” của mình ra ngoài cửa sổ.
  • Bạn sẽ tập trung tạo ra những quyết định mà sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của những người khác (lương, thưởng, sa thải, v.v…) và điều này đôi khi cũng khiến bạn đau cả bao tử.
  • Có thể giao công việc cho người khác, thích thú trong việc đặt ra chương trình hành động và thỉnh thoảng nói rằng, “Không. Chúng tôi không làm cái đồ chết tiệt đó.”
  • Máy tính thì có thể đoán được, nhưng con người thì rất phức tạp. Và cuối cùng thì bạn sẽ mơ mộng về việc có những nhân viên bằng robot.
  • Công việc cố vấn có thể rất đáng làm, nhưng nó cũng rất nhiều thách thức.

“Điều khó khăn nhất trong thế giới này đó là bạn biết cách làm thể nào để làm một việc và lại nhìn thấy một ai đó làm sai mà không được bình luận gì.” – Theodore H. White

Bạn đã có một con bò sữa, hãy hút sữa từ nó!

Tôi biết rằng bạn yêu thích công việc lập trình bởi vì bạn đam mê công nghệ, nhưng không một ai nói rằng bạn sẽ phải nhảy dựng ngược lên mỗi khi có một đứa trẻ ranh nào phát minh ra một cách mới để chạy những dòng byte-code. Bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để trở nên tinh thông công nghệ mà bạn sử dụng, và chính kinh nghiệm đó tạo ra sự khác biệt và đẳng cấp của bạn. Tiền bạc sẽ chạy theo cái gì khan hiếm, và dù một công nghệ đã cũ nhưng nếu bạn có thể thành thạo nó, thì đó chính là cách để bảo vệ khả năng kiếm tiền của bạn.

Ngành công nghệ này đang biến đổi rất nhanh, nhưng những công nghệ đã được chứng minh thì cũng cần thời gian rất lâu mới có thể thay thế. Điều đó muốn nói lên rằng bạn sẽ vẫn có khả năng kiếm mức thu nhập khá ổn trong lĩnh vực công nghệ bạn biết và yêu quý, thậm chí sau cả vài thập kỷ.

Techtalk via Vinacode

Nguồn: Techtalk.vn

Similar blogs

Hot Blogs