Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Review sách – The Best Interface is No Interface – Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc

Review sách – The Best Interface is No Interface – Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc

Mình chợt thấy cuốn này khi đang lướt Medium. Như cái tựa “Giao Diện tốt nhất chính là Không Giao Diện”, cuốn sách đã gây khá nhiều tranh cãi khi mới xuất bản. Vì tìm bản ebook không có nên mình đành phải bỏ tiền túi ra mua trên amazon. Nội dung trong sách quả thật không làm mình thất vọng!

nointerface_goldenkrishna

 

Giới thiệu

Tác giả cuốn sách là Golden Krishna, ông là một designer làm cho bộ phận R&D của Google, Samsung và Zappos. Sách về thiết kế giao diện nhưng lại khuyến khích con người ta từ bỏ giao diện (No Interface).

Đọc sách, mình chợt nhớ đến triết lý “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” trong Phật Giáo. Triết lý này có thể hiểu như sau.

Sắc là “hình ảnh”, là tất cả những gì ta thấy được bằng mắt, hoặc thấy bằng tâm trí, như là tư tưởng hay cảm xúc của ta, và cả những gì vô hình hiện diện trong tâm trí của ta mà ta không biết. 

Các giảng sư Phật triết, thường dùng hình ảnh biển và sóng để giải thích Sắc và Không. Sắc là hàng nghìn lượn sóng trên mặt biển. Những lượn sóng này nổi lên một chút rồi biến mất, để các sóng khác nổi lên và biến mất. Rất phù du, tưởng là có mà là không.

Nhưng cái nền bên dưới sóng là biển (hay là nước) thì luôn có đó, dù sóng có biến hiện thế nào.

photo-1470669418375-260a8da37fb1

Trong ngành phần mềm cũng thế. Một phần mềm/ứng dụng được làm ra để giải quyết một vấn đề. Vấn đề cần giải quyết đó chính là biển, còn giao diện (UI) chính là sóng. Sắc cũng chính là Không. Giao diện tốt nhất là giao diện giúp người dùng giải quyết vấn đề, chứ không làm mất thời gian của họ.

Tóm tắt

Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta sử dụng app/web để giải quyết mọi vấn đề:

  • Muốn tán gái ư, có app (Zalo, BeeTalk).
  • Muốn đi ăn ư, có app (Foody, Yelp).
  • Muốn nghe nhạc ư, có app.
  • Muốn khóa cửa nhà, đậu xe … có app luôn.

Tuy nhiên, những app này lại … làm mất quá nhiều thời gian của người dùng. Tác giả kể về một ứng dụng dùng để khóa/mở khóa cửa. Thay vì đút chìa khóa vào ổ, người dùng chỉ cần bật app lên, chọn unlock là xong, không cần phải lo quên chìa khóa nữa!

Nghe có vẻ tiện dụng quá nhỉ? Đây là những bước người dùng cần làm:

  1. Lấy di động ra khỏi túi
  2. Mở khóa màn hình
  3. Lục tìm app mở cửa
  4. Bấm vào app mở cửa
  5. Chọn khóa, bấm unlock

Phiền phức hơn nhiều so với mở cửa bằng chìa khóa thường nhỉ ??? Lúc này app lại trở thành… vật cản. Tác giả đề nghị cải tiến theo tiêu chí “No Interface”. Lúc này app sẽ sử dụng bluetooth tầm gần. Chỉ cần người dùng tới gần, máy sẽ phát tín hiệu bluetooth để mở khóa. Không cần giao diện màu mè hoa mĩ, chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề một cách dễ hết mức có thể cho người dùng. Vậy là đủ!

Tác giả cũng kể một sự thật đắng lòng: Đa phần các ứng dụng đều tìm cách dụ dỗ chúng ta nhìn vào giao diện, dán mắt vào màn hình bằng cách áp dụng một số biện pháp tâm lý. Việc giới trẻ nghiện game, nghiện di động không phải là do họ, mà là do đội ngũ design của các ứng dụng này.

1386353562_w670_h377

Vì muốn thu hút người dùng nhìn vào màn hình, chúng ta tìm cách thiết kế UI cho thật bắt mắt, thật tiện dụng. Chúng ta quá tập trung vào UI mà quên mất UX, hoặc xây dựng UX quá tập trung vào giao diện.

Thật ra, thứ chúng ta cần làm ra chính là giải quyết vấn đề cho người dùng một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Một cách để đạt được điều này chính là lược bỏ giao diện, với tôn chỉ “Best Interface is No Interface”.

Nhận xét và kết luận

Sách đẹp từ cái bìa cho đến chất giấy, vô cùng tối giản. Bên trong cuốn sách cũng chỉ toàn là trắng đen để không rối mắt người dùng. Nội dung sách được trình bày rất ngắn gọn, xác đáng, không thừa thãi, đi kèm đó có một số ví dụ khá hay.

Theo lời của tác giả, đa phần các ứng dụng tương lại đều sẽ là No Interface, biết người dùng muốn gì dựa trên hệ thống sensor. Với nền tảng IoT ngày càng phát triển như hiện tại, chuyện này hoàn toàn có thể.

Sách làm thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận vấn đề của mình. Trước đây, mỗi lầm muốn thiết kế app/web, mình thường bắt đầu bằng việc vẽ giao diện. Bây giờ, mình lại suy nghĩ “flow như thế nào thì người dùng đỡ tốn thời gian nhất, có cần thiết phải có giao diện không, có thể bỏ được step nào không?”.

original

Suy nghĩ này giúp mình nghĩ ra nhiều hướng giải quyết hơn nhiều. Đó cũng là lý do mình đọc sách. Mặc dù chúng ta có thể không nhớ hết những điều đã đọc, chỉ cần hấp thụ một số tư duy mới lạ, để nó dần thay đổi mình là được.

Đánh giá: 8.1/10

Mình khuyến khích các bạn designer và front-end developer nên đọc cuốn này nhé. Các bác Product Manager, UX Designer trên Medium cũng dành cho nó nhiều lời khen lắm.

Nguồn: Toidicodedao.com

Similar blogs

Hot Blogs

Similar jobs