Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có các tiêu chí chung hay tổ chức nào đưa ra các chuẩn Smart City. Tuy nhiên, nhìn chung, một Smart City là một thành phố tổng hợp nhiều yếu tố về hạ tầng, công nghệ, quản lý, bền vững môi trường, cộng đồng, kinh tế,.. Các điều kiện chỉ mới xuất hiện ở các thành phố hiện đại của các nước phát triển.
|
Năm 2017, đại học IESE đã đưa ra bảng xếp hạng 10 thành phố thông minh gồm: 4 thành phố của Mỹ (New York, San Francisco, Boston, Chicago), 4 thành phố của châu Âu (London, Paris, Amsterdam, Geneva), 1 đại diện của châu Á (Seoul) và 1 đại diện của châu Úc (Sydney).
|
Thành phố London có hệ thống hạ tầng thông minh, các ứng dụng công nghệ cao như hệ thống thẻ đi tàu và thu phí khi tắc nghẽn giao thông hay hệ thống wifi ngầm. Công nghệ tiên tiến tạo thuận lợi cho việc sử dụng smartphone cũng như cải thiện dịch vj chăm sóc sức khoẻ toàn dân và môi trường.
|
San Francisco có hệ thống đèn LED ngoài đường phố, hệ thống sạc EV và các cảm ứng ở công viên để tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó còn có các ứng dụng khác trong năng lượng, vận tải, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.
|
Seoul từng là thành phố được xếp hạng đầu tiên trong danh sách thành phố ứng dụng công nghệ cao do tạp chí Worldblaze bình chọn vào năm 2015. Đây là thành phố tiên phong trong công nghệ di động 5G. Ngoài ra, thành phố còn đồng thời thực hiện chiến dich “Seoul thông minh” để cung cấp các máy tính bảng và smartphone chuyên hỗ trợ cho người tàn tật và người gia để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe khi cần thiết.
Ngoài những cái tên nổi bật trên, bảng danh dự Smart City còn có các thành phố như Madrid và Barcenola (Tây Ban Nha); Berlin và Munich (Đức); Manchester (Anh); Glasgow (Scotland); Waterloo, Calgary và Ontario (Canada); Stockholm (Thụy Điển); Vienna (Áo); Brussels (Bỉ); Copenhagen (Đan Mạch); Helsinki (Phần Lan); Oslo (Na Uy); Dublin (Ireland); Melbourne (Úc); Taipei (Đài Loan); Mitaka (Nhật Bản); Singapore…
Các thành phố đã được công nhận danh hiệu Smart City trên vẫn đang tiếp tục cải thiện để hoàn thiện ứng dụng công nghệ có hiệu quả hơn nữa.
Trong khi đó, rất nhiều thành phố trên khắp thế giới cũng đang theo đuổi tham vọng xây dựng mô hình này. Đây chính là xu hướng quản lý và phát triển đô thị hiện nay và trong tương lai không xa.
|
Danh sách Smart City tiềm năng trong khoảng 10 năm tới ở khu vực Mỹ Latinh có Quito, Lima, Monterrey, Santo Domingo, Laguna.
Ở Châu Á, danh sách này gồm các thành phố như Dubai, Kualalumpua, Yokohama, Shenzhen, Canton và thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Châu Âu, ngoài những thành phố đã đề cập ở trên, hiện còn hơn 200 thành phố đang thực hiện hoặc ứng dụng từng phần theo mô hình Smart City.
Còn ở Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới cũng không chịu kém cạnh. Rất nhiều thành phố đều cố gắng cải thiện trên bảng xếp hạng ứng dụng công nghệ để gia nhập cuộc đua như Nairobi, Cape, Kwanda…
Con số thành phố định hướng hay phấn đấu theo đuổi mô hình Smart City hiện nay đã lên đến hàng ngàn.
Ở tầm vĩ mô, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có định hướng và chiến lược xây dựng các Smart City.
Tùy theo khả năng lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ, và các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, mỗi quốc gia có những chiến lược riêng phù hợp. Nhưng tất cả đều trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin truyền thông và kĩ thuật cao để nâng cao chất lượng đô thị, công tác quản lý, giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững.
|
Israel đã xây dựng chiến lược “đô thị nông nghiệp.” Đây là chiến lược ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động nông nghiệp ở thành phố, giúp phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và nâng cao đời sống của người dân.
|
Tại Brazil, chính phủ tập trung đầu tư công nghệ trong lĩnh vực du lịch và hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho du khách. Từ đó, chính phủ có thể nâng cao doanh thu trong ngành du lịch – ngành công nghiệp sạch cho các thành phố.
|
Tại Đức, nhiều chương trình quy mô quốc gia về thành phố thông minh, với nhiều cuộc thi tìm sáng kiến và giải pháp cho Smart City đã được tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Các quốc gia đều cố gắng xây dựng mục tiêu cho các đô thị trọng điểm. Ví dụ như ở Berlin là trung tâm quốc tế về công nghệ mới, Mannheim là đô thị sử dụng năng lượng hiệu quả, Freiheim là trung tâm năng lượng, Hamburg chuyên sâu trong hoạt động cảng thông minh.
|
Chính phủ Ấn Độ lại đặt tham vọng đạt con số 100 Smart City qua việc hiện đại hóa các đô thị quy mô cỡ trung và lớn ở thời điểm hiện tại.
|
Còn tại Trung Quốc, tới nay, quốc gia này đã có khoảng 300 dự án thành phố thông minh thí điểm đang được triển khai tại một số thành phố lớn.
Smart City sẽ là xu hướng phát triển đô thị trong những năm gần đây. Đây là điều không thể nào phủ nhận. Nhìn từ chiến lược của các quốc gia và thực tế hoạt động triển khai, xu hướng này sẽ còn tiếp tục chiếm ưu thế trong qui hoạch, quản lý, phát triển các đô thị trong nhiều năm sau nữa
Quang Anh (Theo baothanhhoa.vn)
Nguồn: Ictnews.vn