Bài viết dưới đây được dịch từ bài I’m a boring programmer (and proud of it), một mẩu tản mạn với câu chuyện về thế giới lập trình được lãng mạn hóa quá lố, phần nào nêu cao tầm quan trọng của những anh hùng thầm lặng, và động viên những bạn mới bước vào môi trường lập trình ngày một “thị phi”.
Tôi phải thú nhận điều này – Tôi cả phải lập trình viên siêu sao gì cả. Tôi chả phải hacker, cũng chả biết ninjutsu, và chưa từng có ai gọi tôi là phù thủy.
Tuy vậy, tôi vẫn tự hào vì mình là một lập trình viên tốt, đáng tin cậy. Một lập trình viên chăm chút cho sản phẩm và thực sự yêu thích công việc, dù chả được gọi bằng những tên/nhãn hào nhoáng.
Vậy mà mỗi tuần tôi lại thấy một lời mời gọi lập trình viên ninja, tôi nghĩ chắc là một chuyên gia chuyên gọt từng dòng code với độ chính xác tuyệt đối. Và rồi tôi đọc được về tech rock star, người mà tôi tưởng tượng sẽ viết hàm đẹp như bản solo “Stairway to Heaven”. Tôi còn nghe mọi người gọi nhau với từ hacker (và đủ thứ có hack ở trỏng, hackfest, hackathon) như thể việc cắt gọt lung tung mọi thứ thành mảnh nhỏ hoặc tọc mạch trái phép vào một hệ thống nào đó là tốt đẹp vậy.
Ít nhất chúng ta cũng dần quên về những vị phù thủy “vĩ đại”, có thể biến ra kiệt tác từ hư vô bằng…
Với những cái tên hào nhoáng và huyền bí như vậy, hiển nhiên đây có vẻ như là những kiểu mẫu cho tất cả lập trình viên đi theo.
Nhưng, nếu các bạn, cũng như tôi không cách nào đồng cảm với những nhãn mác này thì sao? Nếu bạn không thấy mình giống với rock star-ninja-hacker-wizard, thì bạn đã sống quá sai lầm? Không hề nhé.
Hình mẫu thật sự (phiên bản “chán ngắt”)
Phải thú nhận — thay vì những mặt ngầu chảnh chọe, đầy nguy cơ, mạo hiểm với những giải phép màu nhiệm chả biết sẽ đi đến đâu, tôi lại hướng đến những hình mẫu “bình dân” hơn: librarian, scientist, artist, and carpenter (thủ thư, nhà khoa học, nghệ sĩ, và thợ mộc).
So với rock star-ninja-hacker-wizard, những mẫu mác này nghe hơi chán một chút. Nhưng bạn biết không? Tuy chán, nhưng miễn đúng là được.
Vì khi nói đến việc lập trình và làm ra một sản phẩm tuyệt vời, tôi chả muốn một kiểu sống rock star-ninja-hacker-wizard. Tôi chả cần ánh đèn danh vọng. Tôi không muốn thức đến 4 giờ mỗi sáng và mệt nhoài. Chả có phép màu nào để chữa căn bệnh của code cả.
Thay vào đó, như một người thủ thư, tôi thích sự im lặng và trật tự. Khi code được tổ chức tốt, ta sẽ dễ tìm kiếm thứ này thứ kia, và code sẽ khó break hơn, tránh được biết bao nhiêu vấn đề và sự cố không đáng có.
Như một nhà khoa học, tôi thích phân tích vấn đề, tìm kiếm nhiều góc độc để giải quyết chúng, và sau đó chia sẻ những gì mình tìm ra. Tôi muốn hiểu cách vận hành của mọi thứ, và tôi muốn giúp đỡ người khác với những hiểu biết của tôi.
Như một người nghệ sĩ, tôi đôi khi cần phải tư duy thật sáng tạo, và có thể thấy được cái trừu tượng. Tôi muốn trân trọng những điều không hoàn hảo.
Như một người thợ mộc, tôi rất thích làm thứ này thứ kia. Đôi khi, đồng nghĩa rằng tôi sẽ phải đi theo một kế hoặc cụ thể, và khi khác bạn chỉ phải xoay xở với những gì đang nắm trong tay.
Ắt hắn, ngoài đó cũng có rất nhiều bạn ít nhiều đã từng có những ý kiến tương tự. Bạn hay thấy những tên gọi ngớ ngẩn chả đâu vào đâu – chúng chả hợp lý tý nào cả, vậy mà lại cứ được dùng như một thứ gì đó hấp dẫn trong hầu hết các bài đăng tuyển dụng. Và một phần trong sự kệch cỡm đó, bạn tự nghĩ làm thế quái nào mà cách gọi này lại nổi lên được ngay từ đầu. Và phần khác, bạn thắc mặc vì đâu mà mình chả thấy thích thú khi được gọi là rock star-ninja-hacker-wizard.
Với những bạn đang có cảm giác này, cứ làm như tốt – hãy bỏ ngoài tai đi, ngó lơ chúng. Nếu bạn thấy một bài post tuyển dụng với cách gọi như thế này, bỏ chạy xa và nhanh ngay khi có thể. Đừng nghĩ mình thua kém những rock star-ninja-hacker-wizard, bạn có lẽ đã là một lập trình viên tuyệt vời làm ra những sản phẩm tuyệt vời rồi, nhưng chỉ không bị gán những cái mác hào nhoáng giả tạo và không cần thiết này mà thôi.
Và dụ bạn có nhận thấy hay không, mọi người quanh bạn rất trân trọng một lập trình viên “ngầu lòi” như bạn đấy.