Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream

Khi trở lại Bắc Kinh từ Tokyo vào năm 2010, nhân viên ngành tài chính Ringo Li đã mang theo chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình - một chiếc iPhone 3G. Mặc dù chiếc điện thoại đó là một trong những thiết bị cầm tay tiên tiến nhất lúc bấy giờ, nó chủ yếu chỉ được sử dụng cho việc gửi tin nhắn văn bản, nghe & nhận các cuộc gọi điện thoại và thỉnh thoảng lướt internet ở những nơi có Wi-fi. Cuộc sống chủ yếu diễn ra hầu như không có sự xuất hiện của Internet. Li sẽ đến các nhà hàng để gọi đồ ăn, thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt và gọi một chiếc taxi bằng cách vẫy tay ngoài đường.

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream - Ảnh 1.
 

10 năm tiếp theo, cuộc sống của Li đã hoàn toàn thay đổi. Giờ đây, anh giao tiếp với mọi người qua WeChat, sử dụng các ứng dụng trên iPhone XS của mình để đặt mua thực phẩm, gọi xe taxi, thanh toán các hóa đơn và mua đồ online. Hầu hết các ứng dụng có mặt trong mọi hoạt động hàng ngày của Li và hàng trăm triệu người Trung Quốc khác.

Ra mắt năm 2011, WeChat bắt đầu như một ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Line nhưng nhanh chóng phát triển thành một siêu ứng dụng. Thông qua WeChat người dùng giờ đây có thêm tiện ích như thanh toán trực tuyến và tính đến thời điểm hiện tại nó được sử dụng bởi 1,15 tỷ người Trung Quốc.

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream - Ảnh 2.

WeChat bắt đầu như một ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Line nhưng nhanh chóng phát triển thành một siêu ứng dụng

Gã khổng lồ giao hàng thực phẩm Meituan được thành lập vào năm 2010 với chức năng là một trang web mua hàng chung của Groupon trước khi sáp nhập với đối thủ Dianping vào năm 2015. Giờ đây, nó trở thành nền tảng ứng dụng về đời sống lớn nhất Trung Quốc.

Phiên bản di động của công ty thương mại điện tử Alibaba Group – Taobao cũng được ra mắt vào năm 2010.

"Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển từ một quốc gia chuyên đi copy các sáng chế thành người dẫn đầu trong công cuộc đổi mới", ông Michael McLaughlin, nhà nghiên cứu phân tích tại Quỹ đổi mới và công nghệ thông tin có trụ sở tại Washington cho biết.

Trung Quốc đã có một bước tiến quan trọng vì quốc gia này nhanh chóng rời bỏ công nghệ máy tính cá nhân và chuyển sang các thiết bị di động. Vào năm 2012, số lượng người dùng thiết bị di động internet đông hơn những người truy cập vào website thông qua máy tính. Theo trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc, cộng đồng những người sử dụng thiết bị di động đã tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm qua, đạt hơn 847 triệu vào tháng 6 năm 2019.

Câu chuyện thành công của WeChat là minh chứng rõ ràng cho ​​sự thay đổi mạnh mẽ trong cách kết bạn và tiếp cận thông tin của người Trung Quốc. Lấy ví dụ về trường hợp Ringo Li, nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Năm 2014, anh bắt đầu viết blog trên tài khoản WeChat của mình. Các bài blog của anh hầu hết là về những vụ án bí ẩn hay những nhân vật độc đáo, chẳng hạn như vụ chìm phà ​​M.V.Sewol hay nhóm người sùng bái ngày tận thế của Nhật Bản - Aum Shinrikyo.

Bắt đầu như một sở thích cá nhân cho đến nay mọi thứ nằm ngoài mong đợi của anh, số lượng người theo dõi đã vượt quá 500.000, số tiền đến từ quảng cáo và tiền thưởng từ WeChat đã tạo ra thu nhập hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi tháng. "WeChat đã mang lại cho tôi danh tiếng cũng như những người bạn có cùng sở thích với mình.", Li nói. Li thậm chí còn được các đạo diễn phim ngỏ ý hợp tác để xuất bản những bộ phim về các bài blog mà anh viết, anh hiện đang mở rộng khám phá các kênh khác để có thể phân phối nội dung của mình, chẳng hạn như podcast và video ngắn.

Jane Chen, 29 tuổi sống ở phía tây nam thành phố Thành Đô, là một người dùng điện thoại thông minh Trung Quốc điển hình khác. Cô không chỉ dựa vào các ứng dụng để trò chuyện mà còn đọc tin tức, thanh toán hóa đơn, đăng ký lớp học yoga, đặt thức ăn online hay gọi xe trực tuyến. "Việc ra đường và vẫy một chiếc xe taxi bất kỳ không còn hiệu quả như ngày trước nữa.", Chen nói.

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream - Ảnh 3.

Didi Chuxing là app gọi xe chung lớn nhất Trung Quốc

Tất cả công đoạn gọi taxi kiểu cũ đều thay đổi nhờ vào cựu nhân viên bán hàng của Tập đoàn Alibaba - Cheng Wei. Sau khi tìm hiểu về công ty gọi xe trực tuyến tại Anh - Hailo, Cheng nhận ra ngành công nghiệp taxi Trung Quốc đang bị xé nhỏ và phân mảnh và tất cả cần 1 ứng dụng tương tự như Halio để phát triển. Từ năm 2012 sau khi ra mắt ứng dụng Didi Chuxing, trong vòng 4 năm, Cheng đã đánh bại hơn 30 ứng dụng gọi xe khác của đối thủ. Để giành lấy thị phần, các ứng dụng này bắt đầu cung cấp trợ cấp cho hành khách và tài xế, khoản tiền được tài trợ bởi hàng tỷ USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Nửa sau của thập kỷ cũng được nhắc đến với sự trở lại của việc sử dụng những chiếc xe đạp. Các công ty startup ở Trung Quốc như Ofo, Mobike và hàng chục đối thủ khác đã giúp giải phóng những chiếc xe đạp khỏi bến cảng chuyên dụng, giúp chúng dễ dàng được tìm kiếm và thanh toán qua một ứng dụng. Mô hình startup này được phát triển một cách rộng lớn với bước ngoặt ứng dụng công nghệ nhưng sau đó hóa ra nó chỉ là nạn nhân của sự cường điệu về một ứng dụng có gắn mác công nghệ tại Trung Quốc. Mô hình kinh doanh thậm chí còn được ca ngợi là một trong "4 phát minh mới tuyệt vời của Trung Quốc hiện đại" bởi truyền thông Trung Quốc - ba phát minh còn lại là đường sắt siêu tốc, thanh toán bằng di động và mua sắm trực tuyến.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Ofo đã có mặt ở hơn 250 thành phố trên 21 quốc gia và Mobike đã phủ sóng hơn 200 thành phố ở 19 quốc gia. Khi sự cạnh tranh diễn ra, một số những người chơi nhỏ buộc phải rút lui khỏi thị trường, tuy nhiên những chiếc xe đạp của họ thì vẫn tồn tại, lộn xộn trên các con đường ở các thành phố như Bắc Kinh, dần dần trở thành đống phế liệu khổng lồ.

Ofo gặp phải khủng hoảng về tiền mặt vào cuối năm 2018 và phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, Mobike thì được bán cho công ty dịch vụ trực tuyến Meituan Dianping vào năm 2018. Bluegogo đã được Didi mua lại hai năm trước. Bong bóng "dùng chung xe đạp" là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho các nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc, họ đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào các dự án thua lỗ chủ yếu được xây dựng trên các doanh nghiệp truyền thống sau đó gắn thêm mác công nghệ.

Finian Tan, đối tác sáng lập và chủ tịch của Vickers Venture Partners cho biết: "Một số công ty được định giá với mức giá không tưởng".

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream - Ảnh 4.

Những chiếc xe đạp nằm lộn xộn trên các con đường ở các thành phố như Bắc Kinh, dần dần trở thành đống phế liệu khổng lồ.

Sự phổ biến của các ứng dụng di động được xây dựng dựa trên sự sẵn có của điện thoại thông minh, bắt đầu một kỷ nguyên mới từ khi hệ điều hành Android vượt qua Symbian của Nokia vào năm 2012. Lúc đầu, người dùng điện thoại thông minh ở Trung Quốc ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài như Apple và Samsung (Samsung từng giữ vị trí số 1 với thị phần 20% vào năm 2013). Nhưng những năm sau đó, Samsung đã rơi khỏi top 5 trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đến từ Trung Quốc như Huawei, Vivo, Oppo và Xiaomi. Công ty Hàn Quốc đã phải đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng của mình ở Trung Quốc vào tháng 10. Apple vẫn tiếp tục xếp ở vị trí thứ 5 trong quý thứ 3, theo công ty nghiên cứu Strategy Analytics.

Cũng vào đầu thập kỷ này, điện thoại thông minh chủ yếu dựa trên công nghệ 3G còn Trung Quốc lúc bấy giờ thì được coi là một kẻ lạc hậu. 10 năm sau, đất nước này đã vượt qua các nước phương tây và được xem là nhà lãnh đạo thế giới về phát triển công nghệ và triển khai mạng 5G.

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh cũng dẫn đến một xu hướng thay đổi cuộc sống của người dân Trung Quốc: dành hàng tiếng đồng hồ để xem những đoạn clip ngắn. Theo báo cáo xu hướng Internet 2019 tại Trung Quốc, trung bình người dùng dành 600 triệu giờ để xem các video dạng ngắn,. Kuaishou, được thành lập vào năm 2012, phổ biến với người dân ở khu vực nông thôn và những người dùng ở tầng lớp lao động, nó bao gồm một số video về cách người nông dân thể hiện kỹ năng nghề mộc hay các thủy thủ hải quân ghi lại cuộc sống ngoài biển.

Mặc dù có sự khởi đầu chậm hơn, Douyin hay còn có tên gọi là Tik Tok của Bytednace đã nhanh chóng vươn lên trở thành ứng dụng video hàng đầu tại Trung Quốc với hơn 320 triệu người dùng hoạt động hàng ngày tính đến tháng 7. Julia Zhu, 27 tuổi sống ở Bắc Kinh, đã từng dành 2 đến 3 giờ cho mỗi 1 lần xem video khi vào Douyin. Để từ bỏ thói quen, cô thậm chí đã gỡ cài đặt ứng dụng này trên điện thoại nhưng cuối cùng vẫn cài đặt lại chúng nhiều lần sau đó.

Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream - Ảnh 5.

Mỹ có các động thái chống lại Tik Tok hay công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc

Julia nói: "Douyin đưa cho tôi những video có nội dung dựa trên sở thích và lịch sử xem của tôi. Rất dễ để bị cuốn vào Douyin trong một thời gian dài". Trước khi ứng dụng Douyin ra đời, Zhu có thói quen tải video trực tuyến xuống trước khi xem chúng, nhưng không dành nhiều thời gian cho hoạt động này. TikTok thậm chí đã trở thành ứng dụng Trung Quốc đầu tiên thành công tại thị trường chính thống của Mỹ và châu Âu. Đây là ứng dụng được tải xuống nhiều thứ 7 trong thập kỷ, đứng đầu là YouTube và Twitter, theo App Annie.

Tuy nhiên, TikTok phải chịu sự giám sát ngày càng tăng từ các nhà lập pháp và các nhà quản lý Hoa Kỳ gần đây vì lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Matthew Brennan, một diễn giả và nhà văn chuyên tập trung vào đổi mới công nghệ và internet của Trung Quốc nói: "Trung Quốc lập luận rằng phản ứng của Washington chống lại TikTok và công ty viễn thông khổng lồ Huawei là hành vi ngăn chặn sự canh tranh đến từ các công ty của Trung Quốc. Điều này thật trớ trêu vì chính 10 năm trước đó Bắc Kinh đã có hành động chặn Facebook và Twitter khỏi thị trường Trung Quốc".

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs