Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện, camera là điểm nổi bật

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện, camera là điểm nổi bật

Như đã đề cập trong bài đánh giá chiếc OPPO Reno2, thì dường như chu kỳ ra mắt sản phẩm mới của các hãng đang dần được thu nhỏ lại. Điều này càng đúng với những sản phẩm Galaxy A của Samsung, khi trong năm nay dòng Galaxy A5x đã có tới 3 phiên bản.

Chiếc Galaxy A50 được ra mắt vào tháng 3 là một trong những sản phẩm Galaxy A đầu tiên sở hữu thiết kế thế hệ mới hoàn toàn. 3 tháng sau phiên bản Galaxy A50s được ra mắt với những lựa chọn màu mới và nâng cấp về camera. Dường như A50s còn chưa hết 'nóng', thậm chí ngoài đường mình vẫn còn nhìn thấy rất nhiều những quảng cáo về sản phẩm này thì phiên bản kế nhiệm thứ 3 là Galaxy A51 đã được ra mắt!

Ra mắt liên tục như vậy, Samsung đã kịp thêm những điều khác biệt gì để phiên bản này trở nên mới mẻ trong mắt người dùng, và còn những thứ gì vẫn cần phải cải thiện trong tương lai?

Những điểm 'vẫn thế'

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 1.
 

Trong thời gian ngắn ra mắt rất nhiều sản phẩm như vậy, thì chắc chắn Samsung không thể tạo ra những smartphone khác biệt một cách hoàn toàn so với những gì đã làm trước đó. Chính vì vậy mà Galaxy A51 có những điểm 'tái chế' của Galaxy A50s.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 2.
 

Về vỏ ngoài, ta vẫn có một chiếc máy được hoàn thiện bằng nhựa, cho cảm giác nhẹ tay, thoải mái nhưng cũng vì thế mà kém 'sang' hơn so với những chiếc máy có kính và kim loại. Vẫn là 2 cạnh bên được bo tròn để không gây khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 3.
 

Phiên bản mình có ở đây có màu xanh dương, cũng với những đường hoa văn chia mặt lưng ra làm nhiều mảng khác nhau giống hệt với Galaxy A50s. Kiểu thiết kế này nhìn cũng khá đẹp, trẻ trung và cũng giữ được một chút 'nhã nhặn' nên việc hãng giữ nó thêm ở một phiên bản nữa cũng không phải là điều gì đáng trách.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 4.
 

Cạnh dưới là cổng USB Type-C với khả năng sạc nhanh 15W, kèm theo đó là cổng 3.5mm. Lại một lần nữa, không thay đổi trở thành ưu điểm vì ta vẫn có cổng 3.5mm - thứ đang dần 'tuyệt chủng' ở những dòng máy cao cấp. Nếu như hãng có thể nâng cấp lên chuẩn sạc 25W giống như Galaxy Note 10 thì sẽ là điểm cộng lớn hơn, vì hiện chuẩn 15W đã chậm hơn so với những đối thủ đến từ Trung Quốc như Xiaomi và đặc biệt là OPPO với VOOC 3.0.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 5.
 

Cấu hình bên trong của máy cũng không thay đổi nhiều, bao gồm vi xử lý Exynos 9611 (với hiệu năng mọi người có thể tìm hiểu rõ hơn ở bài đánh giá Galaxy A50s), viên pin 4000mAh cho thời lượng sử dụng đạt 1 ngày. Điểm khác biệt nhỏ nằm ở việc Galaxy A51 sẽ chỉ có lựa chọn 6GB RAM / 128GB bộ nhớ trong, tức phiên bản cao nhất của Galaxy A50s.

Trong bài đánh giá Galaxy A50s, người sử dụng chiếc máy này cũng đã phàn nàn về việc một số game nặng có thể bị load lại do máy chỉ được trang bị 4GB RAM, nên Samsung muốn mọi người có trải nghiệm tốt hơn nên 'khai tử' luôn phiên bản này.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 6.
 

Điểm 'vẫn thế' cuối cùng là cảm biến vân tay nằm ở dưới màn hình. Đây vẫn là một cảm biến quang học giống với Galaxy A50s với tốc độ đọc nằm ở mức 'khá', không nhanh chóng mặt song cũng không tạo cảm giác khó chịu khi mở máy hàng ngày.

Tuy vậy khi nhìn lại và có sự so sánh với cảm biến trên Galaxy A50 phiên bản đầu tiên thì sự khác biệt lại lớn hơn, nên những ai cảm thấy bực mình vì cảm biến trên chiếc máy này, nhưng thấy Galaxy A50s chưa đủ khác biệt để nâng cấp thì Galaxy A51 kèm những sự khác biệt dưới đây có thể sẽ làm bạn đổi ý!

Những điều khác biệt

Galaxy A51 nói một cách tóm gọn thì có 2 điểm khác biệt so với Galaxy A50s đó là màn hình và camera sau. Đầu tiên về màn hình, hãng đã không còn sử dụng thiết kế Infinity-V cắt nguyên 1 phần màn hình để đặt camera nữa, mà chuyển qua dùng Infinity-O và đặt camera 32MP của máy vào giữa.

Điểm đáng nói ở đây đó là 'chấm' camera của Galaxy A51 cực kỳ nhỏ, tất nhiên là nhỏ hơn Galaxy S10 được ra mắt đầu năm nay, nhưng còn gây ấn tượng khi còn nhỏ hơn cả 'chấm' của Galaxy Note 10! Nhờ có thiết kế này mà mặt trước của máy nhìn rất 'sạch sẽ'.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 7.
 

Một nhược điểm nhỏ mà mình nhận ra trong quá trình sử dụng thực tế, đó là phần camera mặt trước của Galaxy A51 có màu sáng hơn so với loại được trang bị ở những dòng máy cao nên khi tắt màn hình nó sẽ hiện ra rõ hơn. Nhưng đây được gọi là nhược điểm nhỏ vì khi đã bật máy thì ta không còn để ý tới nó nữa.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 8.

Chấm của Galaxy A51 (phải) sáng hơn so với S10 Plus (trái)

'Phần trên' thay đổi, 'phần dưới' cũng thay đổi theo khi màn hình của Galaxy A51 có phần viền dưới mỏng hơn đáng kể so với 2 người tiền nhiệm của mình. Nhờ vậy mà màn hình Super AMOLED FullHD+ của máy đã có kích thước tăng thêm 0.1 inch lên 6.5 inch, không nhiều nhưng cũng có thể nhận thấy được trong quá trình sử dụng thực tế.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 9.
 

Lật lại mặt sau, nằm trong mặt lưng không có sự thay đổi lại là một cụm camera được nâng cấp. Hệ thống camera sau của máy đã không còn là một dải dọc nữa, mà là chữ 'L' trong một cụm hình chữ nhật (là 'trend' được khởi xướng bởi Apple và chắc chắn sẽ tiếp diễn trong 2020).

Về cấu hình, ta có 2 camera lấy từ A50s là camera chính 48MP f/2.0 và cảm biến chiều sâu 5MP; camera siêu rộng đã được nâng độ phân giải từ 8MP lên 12MP, kèm theo đó là thêm một camera hoàn toàn mới chuyên cho nhu cầu macro với độ phân giải 5MP.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 10.
 

Hệ thống camera thông thường không có sự thay đổi so với phiên bản Galaxy A50s, nên chất lượng ảnh cuối cùng chắc chắn cũng sẽ giống hệt. Những bức hình chụp từ camera chính có độ nét khá tốt, màu sắc hơi đậm hơn so với thông thường nhưng đã không còn 'quá tay' như những dòng máy Galaxy A trước đây.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 11.
 

Điểm yếu mà mình nhận thấy của Galaxy A nói chung, Galaxy A51 nói riêng khi đặt cạnh những dòng máy cao cấp hơn là S và Note đó là khả năng cân bằng trắng vẫn còn kém 1 bậc, máy dễ bị ngả xanh và cam nếu như có những sự vật màu quá đậm xuất hiện bất ngờ trong hình. Chính vì vậy mà ta sẽ phải tốn thêm 1 khoản thời gian để chỉnh cân bằng trắng trong phần mềm hậu kỳ.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 12.
 

Trở lại với những ưu điểm: khả năng chụp hình xóa phông. Lúc mới thử tính năng này mình cảm thấy lo lắng vì hình xem trước (trước khi nhấn chụp) không được đẹp, xóa phông nhìn rất nhòe nhoẹt; nhưng một khi đã nhấn nút chụp thì thành phẩm cuối cùng lại khá mỹ mãn. Thuật toán của Samsung đã bắt kịp được các đối thủ, cắt chủ thể một cách chính xác hơn, phần phông nền phía sau cũng đủ mềm mại.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 13.
 

Ta cũng đã có chế độ Night Mode riêng, dùng để 'phơi sáng' để tạo ra những bức hình sạch sẽ hơn trong buổi tối với cả camera thông thường và góc rộng. Đây sẽ không phải là tính năng của riêng Galaxy A51, vì theo mình tìm hiểu thì Samsung cũng đã nâng cấp phần mềm để người dùng Galaxy A50 và A50s cũng có thể sử dụng.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 14.
 

Camera góc siêu rộng có độ phân giải được tăng từ 8MP lên 12MP, và nếu như thực sự 'soi' thật kỹ thì bạn cũng có thể thấy được một chút thay đổi về độ nét, nhưng trong đa phần trường hợp thì vẫn sẽ cho những bức hình tương tự. Khả năng chụp góc siêu rộng của Galaxy A51 vẫn sẽ thua so với S10 và Note 10, cũng với lý do là khả năng xử lý màu sắc và chất lượng HDR của những dòng máy này tốt hơn (giống với ở camera chính). Tất nhiên rồi, hãng cũng phải 'giữ một tý' cho những dòng máy cao cấp chứ!

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 15.
 

Và cuối cùng ta đến một điều hoàn toàn mới đó là camera chụp siêu gần (macro). Với camera mới này, người dùng có thể chụp đặc tả được những vật nhỏ như hoa, lá, những đồ vật trang trí Noel hay mắt người... giúp chúng trở nên lớn hơn, ấn tượng hơn so với việc chụp bằng camera thông thường.

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 16.
 

Giống như những camera macro của những hãng khác, loại được Samsung áp dụng có góc khá rộng nên người dùng sẽ phải 'dí' rất sát vào chủ thể (3 - 5cm) trước khi tạo được một tấm hình chụp macro đẹp. Một số nhược điểm khác bao gồm thiếu đi khả năng lấy nét, chất lượng hình cuối cùng cũng sẽ 'yếu' hơn so với camera chính (về độ phân giải, khả năng xử lý sáng...)

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 17.
 

Nhưng cũng như thường lệ, đây là một loại camera 'đặc dụng' và nếu có thời gian set-up, chụp thật kỹ càng thì chắc chắn ta sẽ có một bức hình khác biệt, lạ mắt.

Thêm một vài bức hình chụp bằng camera macro của Galaxy A51:

 

Không 'toàn diện' nhưng khó có thể bỏ qua

Khó có thể gọi Samsung Galaxy A51 là 'toàn diện', khi ta vẫn có một smartphone được hoàn thiện bằng nhựa, vi xử lý không có sự thay đổi so với smartphone tiền nhiệm hay thiếu đi camera zoom 2x, 3x để 'với' được tới những sự vật ở xa...

Đánh giá Galaxy A51: Nâng cấp để tiến tới toàn diện? - Ảnh 19.
 

Nhìn về mặt tích cực, ta có một chiếc smartphone thiết kế đẹp (đặc biệt là mặt trước Inifinity-O mới), đầy đủ cổng kết nối, giao diện OneUI 2.0 mới mẻ và một hệ thống camera vẫn rất tốt cho nhiều nhu cầu chụp hình khác nhau. Vẫn như mọi khi ta sẽ phải nhắc lại một câu nói: "Khó có thể đòi hỏi thêm ở tầm giá"!

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan