Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Hàn Quốc: Đại học lắp bồn cầu biến chất thải thành năng lượng sạch, còn tặng tiền ảo để mua đồ căng tin

Hàn Quốc: Đại học lắp bồn cầu biến chất thải thành năng lượng sạch, còn tặng tiền ảo để mua đồ căng tin

“Nếu chúng ta nhìn từ góc độ khác, phân rõ ràng có giá trị trong việc tạo ra năng lượng và phân bón.” theo Cho Jae-weon, người đã phát minh ra hệ thống bồn cầu.

Một nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã chế tạo ra một hệ thống toilet có khả năng biến phân người thành năng lượng, theo báo Reuters. Mỗi toilet sẽ ‘thưởng’ thêm cho người dùng với một số tiền mã hóa nhỏ có thể dùng để mua cà phê hay một cốc mỳ nhỏ ở trường.

Bồn cầu này sẽ xả phân xuống một bồn chứa ngầm, trong đó các vi sinh vật phân hủy chất thải thành methane, một nguồn năng lượng sạch.

Hàn Quốc: Đại học lắp bồn cầu biến chất thải thành năng lượng sạch, còn tặng tiền ảo để mua đồ căng tin - Ảnh 1.

“Nếu chúng ta nhìn từ góc độ khác, phân rõ ràng có giá trị trong việc tạo ra năng lượng và phân bón.” theo Cho Jae-weon, người đã phát minh ra hệ thống

Nếu chúng ta nhìn từ góc độ khác, phân rõ ràng có giá trị trong việc tạo ra năng lượng và phân bón.” theo Cho Jae-weon, giáo sư công nghệ đô thị và môi trường tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST), người đã phát minh ra hệ thống toilet trên trả lời báo Reuters.

Theo lời ông Cho, toilet này có thể biến 0,45kg chất thải rắn của người, khối lượng trung bình 1 người tạo ra 1 ngày thành 50 lít khí methane. Điều đó có nghĩa là nó có thể tạo ra 1 kWh điện, đủ để cho 1 xe điện đi 1,2km.

Hàn Quốc: Đại học lắp bồn cầu biến chất thải thành năng lượng sạch, còn tặng tiền ảo để mua đồ căng tin - Ảnh 2.

Sinh viên sử dụng phần thưởng tiền ảo gGool để mua sắm tại trường

Bởi vì đây là năm 2021, khi mà chẳng có gì mà không thể áp dụng cùng tiền mã hóa cả - Cho có ý tưởng tạo ra một đồng tiền ảo Ggool (nghĩa là "mật ong" trong tiếng Hàn). Mỗi lần dùng toilet bạn sẽ được 10 Ggool/ngày để tiêu xài trong trường.

Trước đây tôi chỉ nghĩ phân là thối thôi, nhưng giờ nó là một kho báu với tôi”, Heo Hui-jin, một sinh viên đã tốt nghiệp, người vừa kiếm và tiêu Ggool.

Theo Genk.vn

Bài viết tương tự