Từ trước đến nay, nước luôn là “thiên địch” của những thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng, nhưng cũng có không ít mẫu máy dám đứng lên và “chống lại kẻ thù". Chiếc Benefone Esc! ra mắt năm 1999 nổi tiếng là mẫu điện thoại di động đầu tiên có tích hợp GPS và nó còn có khả năng kháng nước và bụi. Nhưng chiếc điện thoại này ra mắt khá lâu trước khi có chuẩn đánh giá mức IP dành cho điện thoại, vì vậy, chúng ta sẽ tua nhanh đến năm 2008.
Benefone Esc!
Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem những con số trong chuẩn IP là gì. IP là viết tắt của Nhãn Bảo vệ Quốc tế (International Protection Marking). Ký số đầu tiên thể hiện khả năng bảo vệ thiết bị khỏi vật rắn, ký số thứ hai thể hiện khả năng bảo vệ thiết bị khỏi chất lỏng. Chúng ta sẽ tập trung vào ký số thứ hai.
- IPX3: Tia nước
- IPX4: Tạt nước
- IPX5: Phun nước
- IPX7 Ngâm trong nước sâu tới 1m
- IPX8: Ngâm sâu hơn 1m
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về mã IP tại đây.
Trong những ngày đầu tiên sau khi chuẩn IP cho điện thoại chính thức ra mắt, có rất ít mẫu điện thoại được sản xuất có tiêu chuẩn này. Một trong số đó có thể kể đến Sonim XP3 Endure, một mẫu điện thoại rất nặng và dày với chuẩn IP67. Những chiếc điện thoại kháng nước lúc bấy giờ chỉ phục vụ cho một số ít đối tượng khách hàng.
Theo biểu đồ bên trên của GSMArena, lượng điện thoại có khả năng kháng nước trên thị trường gia tăng rất chậm chạp, mãi cho đến những năm gần đây mới có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2013, Xperia Z đã xác lập tiêu chí kháng nước cho các smartphone flagship của Sony về sau. Sau đó một năm, Samsung Galaxy S5 cũng có chuẩn kháng nước IPX7, tuy nhiên đến Galaxy S6 lại bỏ đi khả năng này, đây cũng là một phần lý do vì sau biểu đồ lại sụt giảm trong năm 2015. Năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh nhờ Apple tham gia cuộc chơi với iPhone 7.
Samsung và Apple chính là hai thương hiệu ảnh hưởng nhất đến người dùng, Sony cũng để lại dấu ấn trong việc mang khả năng kháng nước đến smartphone. Google cũng không nằm ngoài cuộc khi chiếc Pixel đầu tiên chỉ kháng nước ở mức nhẹ, nhưng dần nâng cấp lên kháng nước ở mức cao.
Năm 2018 chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt smartphone màn hình trượt hay camera thò thụt. Để tránh thiết kế tai thỏ, các nhà sản xuất, phần lớn là từ Trung Quốc, đã chọn cách thiết kế này. Kết quả là chúng ta có những smartphone tràn viền đẹp mắt, nhưng đổi lại cơ chế trượt khiến chúng không thể kháng nước được. Do đó mới có sự sụt giảm như biểu đồ trên.
Xiaomi Mi MIX 3 với camera trượt
Tuy nhiên, dù có khả năng kháng nước thì nước vẫn sẽ là điểm yếu chí mạng của điện thoại. Không một nhà sản xuất nào khuyến khích khách hàng đem điện thoại xuống hồ bơi hay lặn biển dù máy có thể kháng nước. Khả năng kháng nước của điện thoại chủ yếu là để bảo vệ máy, hạn chế hư hỏng khi người dùng vô tình làm đổ nước lên hoặc đánh rơi xuống nước.
Meizu Zero
Khả năng kháng nước đòi hỏi phải có các gioăng cao su để giúp đóng kín những khe hở trên điện thoại, điều này sẽ làm tăng thêm công đoạn và giá thành sản xuất.
Các nhà sản xuất dường như đang tìm cách loại bỏ những khe hở trên smartphone, giúp mang đến thiết kế kín nhất có thể, như các flagship gần đây của LG hay Huawei sử dụng công nghệ truyền âm qua màn hình và bỏ loa thoại, thậm chí chúng ta còn có chiếc smartphone “không lỗ" Meizu Zero. Sớm thôi, các smartphone sẽ được thiết kế để mặc định kháng nước, không có lỗ, không có nút bấm, không khe hỡ nào cả.
Tham khảo: GSMArena
Nguồn: Genk.vn
Lập Trình Viên Phần Mềm Điện Thoại
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 25 Tr - 35 Tr VND