Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Cố đấm ăn xôi với thiết kế dạng module, liệu Motorola Z3 Play có làm nên sự khác biệt?

Cố đấm ăn xôi với thiết kế dạng module, liệu Motorola Z3 Play có làm nên sự khác biệt?

Dường như cánh cửa đối với những chiếc smartphone dạng module đã đóng lại và biến mất. Dự án Project Ara của Google đã chết, và LG gần như từ bỏ ngay lập tức nỗ lực này sau khi ra mắt chiếc G5. Nhưng giờ đây, ở một góc nhỏ và sâu của thị trường smartphone, Motorola và chiếc Moto Z3 mới ra mắt dường như vẫn chưa từ bỏ điều đó.

Cấu hình và thiết kế an toàn

Dự kiến sẽ được bán ra từ cuối mùa hè này, và có mức giá bắt đầu từ 500 USD cho bản đã mở khóa với cấu hình bao gồm chip Qualcomm Snapdragon 636, 4GB RAM và 32GB bộ nhớ lưu trữ, chiếc Z3 Play mang lại một sự kết hợp thú vị. Với kính ở mặt trước và sau, camera kép phía sau, và màn hình AMOLED 6 inch, thon dài với tỷ lệ 18:9, chiếc Z3 Play giống như một canh bạc an toàn khi đưa vào nhiều tính năng tương tự các đối thủ khác.


Bề ngoài trung bình không quá khác biệt của Moto Z3 Play.

Bề ngoài trung bình không quá khác biệt của Moto Z3 Play.

Nhưng sau đó Moto đã tạo nên sự khác biệt bằng cách đưa vào một cảm biến vân tay ở cạnh bên – thiết kế thường thấy trước đây ở các máy Sony, dung lượng pin chi vào khoảng 3.000 mAh và tất nhiên, họ còn giữ lại thiết kế với các phụ kiện gắn vào lưng dạng module nữa.


Cảm biến vân tay ở cạnh bên - điều chỉ thấy ở Sony trước đây.

Cảm biến vân tay ở cạnh bên - điều chỉ thấy ở Sony trước đây.

Về phần điều khiển, Moto đã quyết định thay thế thao tác điều hướng bằng cử chỉ có sẵn của Google trong Android P bằng các thao tác của riêng mình với một chút cải tiến. Thay vì nút bấm như của Google, chỉ có một thanh tab nhỏ ở phía cuối màn hình, có thể được lật theo các hướng khác nhau để quay trở lại, xem các ứng dụng gần đây và gọi lên danh sách ứng dụng, hoặc để ra màn hình chính.


Các thao tác điều hướng của riêng Motorola, có cải tiến đôi chút so với Android P.

Các thao tác điều hướng của riêng Motorola, có cải tiến đôi chút so với Android P.

Đối với phần mềm trên chiếc Z3 Play, Motorola tỏ ra ít khác biệt hơn khi sử dụng phiên bản Android 8.1 gần như nguyên bản, và thậm chí còn hợp tác với Google để tích hợp Google Lens vào thẳng ứng dụng camera của Z3 Play. Nhưng chiếc Z3 Play vẫn hỗ trợ các thao tác Moto Actions, vì vậy bạn có thể bật đèn pin của chiếc điện thoại chỉ với vài cử động tay đơn giản.

Điểm nhấn khác biệt

Trên thực tế, không quyết định nào trên đây là đủ để tạo ra sự đột phá, nhưng những lựa chọn này đủ khác biệt để nhắc nhở bạn rằng Motorola vẫn luôn là người chơi khác biệt.

Đó là vì điểm nhấn chủ yếu với Z3 Play chính là gia đình các phụ kiện Mods của Moto, sau hai năm đã lên đến gần 20 phụ kiện khác nhau, trải dài từ mức giá 15 USD cho một ốp lưng đầy phong cách Style Shells cho tới chiếc loa thông minh kỳ dị có tích hợp Alexa với giá 115 USD. Ngoài ra còn có Mods camera với giá tới 200 USD được thiết kế dựa trên việc hợp tác với các tên tuổi như Hasselblad.

Điều này có nghĩa là một thiết bị dù có thiết kế trung bình như Z3 Play, nhưng vẫn có thể trở nên một chút hấp dẫn hơn nhờ vào gia đình phụ kiện các mod Power Pack của Moto khi nó có thể gắn kèm với mỗi chiếc Z3 Play. Bên cạnh đó, các phụ kiện này còn cho phép tăng thêm 2.200 mAh dung lượng pin cho thiết bị.


Không có jack cắm tai nghe, nên Motorola trang bị thêm một đầu chuyển từ USB-C sang jack 3.5mm.

Không có jack cắm tai nghe, nên Motorola trang bị thêm một đầu chuyển từ USB-C sang jack 3.5mm.

Không phải ngẫu nhiên khi Motorola trở thành chú ngựa đơn độc trên đường đua smartphone dạng module. Thiết kế phức tạp, vướng víu và khó có khả năng mở rộng khiến nó khó có thể thu hút số đông người dùng. Không những vậy, mức giá cao của các phụ kiện càng khiến người dùng chùn tay trước khi rút ví.

Bản thân chiếc Z3 Play có mức giá khoảng 500 USD, một mức giá khá cao nếu so sánh tương quan về hiệu năng với thiết bị như OnePlus 6, nhưng Motorola vẫn hy vọng vào các mod phụ kiện của mình. Sự khác biệt là khá rõ rệt, nhưng liệu nó có thực sự mang lại hy vọng nào cho thiết bị này không khi sự hào hứng về chiếc điện thoại dạng module đã hết từ năm 2015?

Tham khảo Gizmodo

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs

Hot Blogs