Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Những ngành nghề xứng danh "anh hùng không tên" tại Mỹ trong đại dịch Covid-19

Những ngành nghề xứng danh "anh hùng không tên" tại Mỹ trong đại dịch Covid-19

Mỹ trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, kéo theo việc hàng triệu người hạn chế ra ngoài, chỉ ở trong nhà nhằm hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Những ngành nghề xứng danh anh hùng không tên tại Mỹ, bất chấp nguy hiểm để cống hiến giữa ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới - Ảnh 1.
 

Nếu bạn đang cảm thấy chán vì phải ở nhà, thì hãy nhớ rằng không phải ai cũng được may mắn như vậy. Tại Mỹ, giữa bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh, vẫn còn rất nhiều người phải tiếp tục công việc. Họ phải làm, bởi công việc của họ được đánh giá là thiết yếu, bao gồm vận chuyển đồ ăn, bổ sung hàng cho các siêu thị, và vận hành các dịch vụ công.

"Thực sự đáng sợ," - Tony Mazzella, một tài xế của tập đoàn vận chuyển UPS cho biết. "Tôi là dân New York, thường thì chẳng sợ bất kỳ điều gì, nhưng giờ thì khác. Tôi vẫn làm việc là bởi mọi người còn cần đến hàng hóa được vận chuyển," - anh cho biết.

Những ngành nghề xứng danh anh hùng không tên tại Mỹ, bất chấp nguy hiểm để cống hiến giữa ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Tony Mazzella - tài xế của UPS

Tony Mazzella là một trong số hơn nửa triệu nhân viên UPS vẫn đang làm việc trên toàn thế giới. Cùng với các công ty vận chuyển khác như FedEx (FDX), DHL và dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ, UPS đang được chính quyền liên bang đánh giá là ngành nghề thiết yếu, nên không cần phải dừng hoạt động.

UPS xác nhận một số nhân viên của hãng đã dương tính với virus corona chủng mới. Công ty cho biết họ đã tuân thủ đúng hướng dẫn khử trùng và vệ sinh, trước khi cho phép nhân viên quay trở lại làm việc. Ngoài ra, họ đồng ý cung cấp "thu nhập và dịch vụ y tế cho nhân viên dương tính với virus hoặc bị yêu cầu cách ly," - trích lời Glenn Zaccara, người phát ngôn của UPS.

Với hàng trăm ngàn nhân công thường xuyên làm việc trong không gian hẹp, UPS cho biết họ đang tiến hành tuân thủ theo hướng dẫn của CDC và WHO. Công ty cũng đã lập ra quy chuẩn giao hàng không chạm mặt dành cho các nhân viên của mình.

"Chúng tôi có thấy áp lực không ư? Không, nhưng lo ngại thì có," - Mazzella chia sẻ khi được hỏi về việc phải đi làm mỗi ngày. "Lo ngại ở đây là cho đồng nghiệp và gia đình. Tôi không muốn thấy bất kỳ đồng nghiệp nào nhiễm bệnh, và cả khách hàng nữa."

Nhân viên siêu thị

Hơn 2 triệu nhân viên trong các siêu thị và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước cũng được xem là ngành nghề thiết yếu. Jessica Camacho là một trong số đó! Cô làm thủ thư kiêm thu ngân tại siêu thị Morton Williams ở phía Tây thành phố New York - nơi đang là tâm dịch của Mỹ.

"Mỗi ngày đi làm là một lần căng não, tôi thực sự sợ nhiễm bệnh," - Camacho chia sẻ. "Dẫu vậy, tôi đang làm mọi thứ có thể để tự bảo vệ mình, và giờ tôi ở đây vì cộng đồng. Tôi phải ở đây để hỗ trợ họ, và sẽ tiếp tục công việc thường ngày."

Những ngành nghề xứng danh anh hùng không tên tại Mỹ, bất chấp nguy hiểm để cống hiến giữa ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Nhân viên siêu thị là những người đang mạo hiểm sức khỏe để đảm bảo chuỗi cung ứng cho thị trường

Các nhân viên siêu thị phải tiếp xúc với lượng lớn khách hàng mỗi ngày. Hiện tại, hầu hết các siêu thị đã phải tiến hành khử trùng theo giờ, bao gồm cả xe đẩy hàng, tủ lạnh và máy cà thẻ. Một số siêu thị thậm chí còn đặt ra khung giờ riêng dành cho người già - nhóm chịu rủi ro lớn nhất.

Tại Morton Williams, các nhân viên được cung cấp khẩu trang khi làm việc, nhưng số lượng không đủ. Chủ siêu thị vì thế còn phải tự chế khẩu trang để phát cho nhân viên.

"Khẩu trang là vấn đề lớn nhất," - trích lời Avi Kaner, đồng sở hữu chuỗi siêu thị Morton Williams. "Mẹ tôi vốn là thợ may đã về hưu cùng một người bạn khác đã phải làm việc không nghỉ, để giúp tôi làm kịp khẩu trang phát cho nhân viên."

Vài nhân viên của siêu thị Morton Williams đã nhiễm Covid-19. Tất cả ngay lập tức được đưa về nhà, không được quay lại cho đến khi có giấy xác nhận âm tính của bệnh viện, còn toàn bộ cửa hàng được khử trùng. Chuỗi siêu thị với 1200 nhân công cũng đang tiến hành lắp các tấm nhựa tại quầy thu ngân, nhằm tránh để nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Nói về Camacho, cả ngày cô gần như không rời chiếc khẩu trang, trừ lúc ở nhà. "Tôi chỉ thấy an toàn khi đã đeo găng và khẩu trang thôi," - cô chia sẻ.

Những người hùng "giao thực phẩm"

Với những người không thể đến siêu thị và hàng tạp hóa để mua sắm, họ buộc phải tìm đến các dịch vụ chuyển phát thực phẩm. Như chuỗi tạp hóa trực tuyến FreshDirect tại Mỹ, họ chứng kiến sự tăng mạnh về nhu cầu chuyển phát thức ăn trong những ngày gần đây, lên tới hơn 50%. Hiện tại Cà Fresh lẫn Morton Williams đang phải tuyển thêm nhân công để đáp ứng đủ nhu cầu.

John Dozier đã làm việc cho FreshDirect hơn 12 năm qua, và hiện đang nhận trách nhiệm giao thực phẩm tận nhà. "Khá là điên rồ khi hiểu được mọi người đang cần chúng tôi như thế nào giữa dịch bệnh này," - anh cho biết.

"Thực sự mạo hiểm khi phải ra ngoài làm việc mỗi ngày, nhưng tôi cảm giác mình như siêu nhân vậy, kiểu đang giải cứu thế giới ấy."

Những ngành nghề xứng danh anh hùng không tên tại Mỹ, bất chấp nguy hiểm để cống hiến giữa ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới - Ảnh 4.
 

FreshDirect cũng có một vài nhân viên dương tính với virus, trong đó có cả ở cơ sở Dozier đang làm việc. Công ty ngay lập tức thông báo cho các nhân viên tiếp xúc với người bệnh, tiến hành khử trùng nơi làm việc. Mọi nhân viên có biểu hiện ốm được yêu cầu không đến công ty.

"Tài xế và tát cả mọi người trong công ty đều làm hết sức có thể. Nếu chúng tôi đã cố gắng như vậy, có lẽ tất cả mọi người cũng nên thể hiện trách nhiệm mà ở nhà đi." - David McInerney, CEO của FreshDirect chia sẻ.

Những ngành nghề xứng danh anh hùng không tên tại Mỹ, bất chấp nguy hiểm để cống hiến giữa ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới - Ảnh 5.
 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs

Hot Blogs