Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Smartphone đang làm gì với trí não của bạn mỗi ngày?

Smartphone đang làm gì với trí não của bạn mỗi ngày?

Hàng ngày, bạn nhận được hàng trăm thông báo từ đủ loại thiết bị: từ báo thức của smartphone đến luồng email tới hòm thư, thông báo về những bài cập nhật của bạn bè đồng nghiệp, đến những âm thanh điều hướng vô hồn. Những tác động của những thông báo trên đối với não bộ khá hợp lý khi chúng ta muốn công nghệ hỗ trợ cuộc sống bận rộn, đảm bảo chúng ta không để lỡ lịch trình hay cuộc đối thoại nào. Nhưng cơ thể chúng ta lại có ý kiến khác: những thông báo liên tục đó sẽ làm tăng lượng hormone, khởi động phản ứng chiến đấu, tăng nhịp tim, nhịp thở cũng tăng dần, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh và cả cơ bắp cũng căng cứng. Phản ứng này mang mục đích chạy trốn nguy hiểm, chứ không phải trả lời cuộc gọi hay tin nhắn của đồng nghiệp.

(Nguồn: BI)

Con người không được lập trình để sống như thế. Các ứng dụng đang tận dụng nhu cầu được kết nối với sự an toàn và tương tác xã hội. Các nhà khoa học đang bắt đầu nhận diện được tác hại của điều này. Một báo cáo khảo sát cho biết 89% số sinh viên đại học được hỏi đã nhắc đến hội chứng cảm nhận điện thoại rung, tức là tưởng tượng điện thoại của mình đang có tín hiệu trong khi thực tế nó không hề rung. 89% người Mỹ tham gia khảo sát nói họ kiểm tra hòm thư điện tử và tài khoản mạng xã hội gần như liên tục.

Robert Lustig, một bác sĩ chuyên khoa nội tiết, cho biết các thông báo từ smartphone đang huấn luyện cho não bộ của chúng ta luôn ở trong trạng thái chịu áp lực và sợ hãi bằng cách thiết lập một lộ trình ghi nhớ áp lực-sợ hãi. Trạng thái đó đồng nghĩa với vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex), phần não xử lý các chức năng nhận thức cao nhất, trở nên hoàn toàn bị tê liệt.

Các nhà khoa học đã đưa ra một sự thật mà bao nhiêu năm loài người vẫn không chịu chấp nhận: chúng ta không thể làm nhiều việc cùng lúc. Tận 97,5% dân số toàn cầu tuân theo sự thật này. Chỉ có 2,5% thực sự có thể làm từ hai việc trở lên cùng một lúc như vừa lái xe vừa nghe điện thoại mà không ảnh hưởng tới khả năng chuyển số động cơ. Với tỷ lệ 1 trong 50 người có khả năng tuyệt vời trên, số còn lại chỉ nên tập trung vào một việc.

 

(Nguồn: BI)

Mỗi lần chúng ta dừng lại để trả lời một tin nhắn hoặc đọc một thông báo mới từ ứng dụng, chúng ta đã bị cắt ngang. Sự cắt ngang đó đương nhiên có cái giá của nó, "chi phí chuyển đổi - switch cost". Đôi khi việc chuyển đổi chỉ mất 1/10 giây giữa việc này sang việc khác. Nhưng nếu cộng dồn cả ngày tràn ngập các ý tưởng, đối thoại, và giao dịch trên điện thoại hoặc máy tính, chi phí chuyển đổi sẽ tương đối lớn, và khiến chúng ta dễ mắc lỗi hơn. Mỗi lần chuyển đổi nhiệm vụ, một loại hormone có dính dáng tới stress mang tên cortisol lại được tăng lên trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc thay đổi cũng làm vùng vỏ não trước trán ngừng hoạt động và tăng lượng dopamine sản sinh trong não. Nói cách khác, áp lực do hành vi làm nhiều việc cùng lúc trong khi khả năng không cho phép thực sự khiến có hại cho sức khỏe não bộ, khi càng nhiều lần bị ngừng lại, càng nhiều dopamine được sinh ra.

Trí não có thể xử lý thông tin với tốc độ khoảng 60 bit/giây. Với càng nhiều nhiệm vụ phải thực hiện, chúng ta sẽ phải chọn lựa sử dụng quyền năng não bộ đó vào việc gì cho phù hợp. Thật dễ hiểu nếu con người muốn chuyển một phần công việc sang cho thiết bị smartphone hay trợ lí điện tử. Tuy vậy, dựa dẫm vào smartphone còn khiến cho não trở nên lười biếng hơn, làm giảm khả năng lưu trữ thông tin phức tạp và phát triển suy nghĩ, tư duy khái niệm. Mới đây, một phát hiện bất thường đã được công bố: càng có nhiều hành vi gõ, nhấn bàn phím, đăng tải trên mạng xã hội, tín hiệu não của người dùng càng trở nên "nhiễu động" hơn, gây áp lực lên não bộ.

Các nhà khoa học cũng không hề nói việc sử dụng các ứng dụng ưa thích sẽ đem lại tác động xấu hoàn toàn lên con người. Tuy nhiên cần phải nắm được những hành vi nào cần phải tránh gây nghiện: như kiểm tra cập nhật Facebook liên tục, chơi những game giống Pokemon, hoặc theo dõi tài khoản Twitter.

A.M (Theo BI)

Nguồn: Ictnews.vn

Similar blogs